Thử nghiệm công nghệ mới xử lý dioxin ở sân bay Biên Hòa

Việt Nam có 28 khu vực bị nhiễm chất độc dioxin, trong đó sân bay Biên Hòa là khu vực có lượng đất nhiễm dioxin lớn nhất, khoảng 850.000 tấn.
Việt Nam có 28 khu vực bị nhiễm chất độc dioxin, trong đó sân bay Biên Hòa là khu vực có lượng đất nhiễm dioxin lớn nhất, khoảng 850.000 tấn.
(PLO) - Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường (Bộ Tư lệnh Hóa học) và Tập đoàn Shimizu (Nhật Bản) vừa tổ chức lễ công bố Biên bản ghi nhớ hợp tác và Kế hoạch thử nghiệm công nghệ xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa (Đồng Nai). 

Hợp tác này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá, lựa chọn công nghệ tiên tiến, hiệu quả, đảm bảo an toàn trong xử lý dioxin và từng bước nghiên cứu, làm chủ công nghệ xử lý dioxin.

Theo đại diện Tập đoàn Shimizu, “Công nghệ rửa đất xử lý môi trường ô nhiễm dioxin” là sự kết hợp giữa công nghệ tẩy rửa đất và công nghệ đốt, là giải pháp thay thế mang tính chủ động, có hiệu quả kinh tế cao hơn so với nhiều phương án làm sạch đất nhiễm dioxin khác.

Công nghệ tẩy rửa đất có hai ưu điểm chính là giảm thiểu chất thải và hiệu quả kinh tế. Chi phí làm làm sạch đất thấp hơn nhờ việc giảm khối lượng tuyệt đối đất nhiễm bẩn và đất có chứa chất ô nhiễm được cô đặc (bùn bánh), xử lý bằng phương pháp làm sạch thứ cấp. Đốt là phương pháp hiệu quả, đáng tin cậy nhất để phá hủy các chất ô nhiễm khó phân hủy như dioxin.

Việc kết hợp sử dụng dụng công nghệ tẩy rửa đất và đốt sẽ giúp nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí trong xử lý đất. Khối lượng đất bị ô nhiễm dioxin mà công nghệ tẩy rửa đất có thể chấp nhận và xử lý càng lớn, hiệu quả kinh tế của việc sử dụng kết hợp hai công nghệ càng cao.

Tháng 9/2015, Shimizu đã bắt đầu thử nghiệm việc làm sạch một số mẫu đất bị ô nhiễm của sân bay Biên Hòa trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy có thể loại bỏ đến 95% dioxin trong đất ó mức ô nhiễm ở cấp độ từ thấp đến trung bình; đồng thời có thể khôi phục lại khoảng 70% đất bị ô nhiễm, đưa về trạng thái sử dụng được.

Công nghệ rửa đất mà Shimizu sẽ sử dụng ở Biên Hòa hiện cũng đang được thực hiện ở 14 địa điểm trong nước Nhật.

Theo kế hoạch, một nhà máy tẩy rửa đất toàn diện (công suất tối đa 40 tấn/giờ) sẽ được lắp đặt vào cuối tháng 12 tới và khởi động thử nghiệm làm sạch đất trong khu vực sân bay từ đầu tháng 1/2019. Tập đoàn Shimizu đảm nhận việc xây dựng và vận chuyển, lắp ráp, quản lý vận hành nhà máy tẩy rửa và thực nghiệm tẩy rửa tại hiện trường. Bộ Quốc phòng đảm nhận việc chuẩn bị mặt bằng, cải thiện cơ sở hạ tầng xung quanh và những phần việc khác.

Theo khảo sát của Shimizu, Việt Nam có 28 khu vực bị nhiễm chất độc dioxin, trong đó có các sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa, Phù Cát. Trong đó, sân bay Biên Hòa là khu vực có lượng đất nhiễm dioxin lớn nhất, khoảng 850.000 tấn. 

Khắc phục hậu quả chiến tranh, trong đó có khắc phục hậu quả chất độc hóa học dioxin đối với con người và môi trường ở Việt Nam là vấn đề cấp bách, có tính nhân văn sâu sắc. Dành sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề này, Chính phủ đã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quốc gia khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học được sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. 

Ban Chỉ đạo quốc gia về lĩnh vực này đã được thành lập theo Quyết định số 651 ngày 1/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia. 

Theo mục tiêu của Chính phủ đặt ra, từ nay đến năm 2030 sẽ làm sạch các vùng đất ô nhiễm trên toàn quốc.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.