Thông tin chính thức về nội dung Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV

Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc.
Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc.
(PLO) - Chiều 19/5, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo thông tin chính thức về nội dung Kỳ họp thứ 3 – Quốc hội khóa XIV.

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang nỗ lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, góp phần đưa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng vào cuộc sống. Mặc dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng; sự giám sát hiệu quả của Quốc hội; sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Chính phủ; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân, nền kinh tế nước ta đã vượt qua những khó khăn, thách thức, tiếp tục đà phục hồi và phát triển. 

Theo thông lệ, tại kỳ họp đầu năm Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng tập trung xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nhiều vấn đề quan trọng của đất nước. 

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 13 dự án luật, 05 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 05 dự án luật khác.

Các dự án luật được Quốc hội xem xét, thông qua, gồm: Luật đường sắt (sửa đổi); Luật quản lý ngoại thương; Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi); Luật thủy lợi; Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi); Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật cảnh vệ; Luật du lịch (sửa đổi); Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi); Luật quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13.

Các nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua, gồm: Nghị quyết về thi hành Bộ luật hình sự; Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018; Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào; Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Quốc hội cũng sẽ thảo luận, cho ý kiến đối với Luật quản lý nợ công (sửa đổi); Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi); Luật thủy sản (sửa đổi); Luật tố cáo (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.

Quang cảnh buổi họp báo
Quang cảnh buổi họp báo

Tại kỳ họp này, Quốc hội dành khoảng 6,5 ngày để xem xét, thảo luận và quyết định về nhiều vấn đề quan trọng như:  Các báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017. Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015;  Về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành Tiểu dự án để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành;  Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016...

Ngoài ra, tại kỳ họp này một số báo cáo được gửi cho đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu, gồm: Các báo cáo kết quả giám sát chuyên đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội (nếu có); Các báo cáo công tác của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Các báo cáo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; Báo cáo về kết quả công tác nhân sự của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Báo cáo của Chính phủ về việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ; Công tác thực hành, tiết kiệm chống lãng phí ; Việc thực hiện bảo hiểm xã hội, quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội ; Việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới ; Về công tác bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước.

Để tạo điều kiện cho cử tri và nhân dân theo dõi, nắm bắt kịp thời nhiều nội dung quan trọng được Quốc hội xem xét, thảo luận tại kỳ họp, Quốc hội sẽ bố trí 12 phiên họp toàn thể tại hội trường được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Kênh thời sự (VTV1) của Đài Truyền hình Việt Nam, Kênh truyền hình Quốc hội và Hệ thời sự - Chính trị- Tổng hợp (VOV1) của Đài Tiếng nói Việt Nam, đó là: Phiên khai mạc và bế mạc kỳ họp; Về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017; Về  việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016; về báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV; về chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc vào ngày 22/5 và bế mạc vào ngày 22/6.

Tin cùng chuyên mục

Ấn tượng hình ảnh buổi sơ duyệt Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ấn tượng hình ảnh buổi sơ duyệt Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

(PLVN) - Buổi sơ duyệt diễu binh với gần 40 khối thuộc lực lượng Quân đội, Công an, các khối Mặt trận tổ quốc, đoàn thể và ba khối quân đội nước bạn Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia. Đông đảo người dân và du khách tập trung hai bên đường theo dõi diễu binh với tâm trạng háo hức và ngập tràn lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước...

Đọc thêm

Đưa Nghị quyết số 189/2025/QH15 vào cuộc sống: Dốc sức hiện thực hóa 'giấc mơ' điện hạt nhân Ninh Thuận - Bài 4: Tiến độ Dự án điện hạt nhân sẽ được đẩy nhanh hơn với các cơ chế, chính sách đặc biệt

Phối cảnh Dự án ĐHN Ninh Thuận. (ảnh tư liệu)
(PLVN) - Ngay sau khi có Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt cho Dự án điện hạt nhân (ĐHN) Ninh Thuận, Bộ Công Thương đã tổ chức triển khai các công việc cụ thể để đẩy nhanh thực hiện Dự án, nhằm đáp ứng tiến độ lãnh đạo Chính phủ đã giao. Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long về vấn đề này.

Xét duyệt đặc xá 2025: Bảo đảm chặt chẽ, nhân đạo, đúng pháp luật

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 24/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn đặc xá năm 2025 chủ trì cuộc họp Hội đồng Tư vấn đặc xá năm 2025 để xét duyệt hồ sơ, danh sách đề nghị đặc xá năm 2025 nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Khối diễu hành đặc biệt trong đại lễ 30/4

Khối diễu hành đặc biệt trong đại lễ 30/4
(PLVN) - Trong khối diễu binh, diễu hành tại lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, có một khối rất đặc biệt. Toàn bộ 350 người của khối này ngồi trên 7 chiếc xe buýt 2 tầng được trang trí bằng hình ảnh lá cờ giải phóng xanh - đỏ...

TP HCM tập trung mọi nguồn lực, phối hợp tổ chức lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên chủ trì phiên họp. Ảnh: VIỆT DŨNG
(PLVN) - Ngày 24/4, ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Thành ủy TP HCM, Trưởng Ban Chỉ đạo kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chủ trì phiên họp, nghe báo cáo tiến độ và tổng rà soát các công việc chuẩn bị tổ chức lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Việt Nam lên tiếng trước thông tin phía Mỹ yêu cầu quan chức không dự sự kiện kỷ niệm Chiến thắng 30/4

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng chủ trì họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao tháng 4/2025.
(PLVN) - Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định, chiến thắng 30/4 là chiến thắng của lương tri, của chính nghĩa, chấm dứt mất mát, đau thương không chỉ cho Nhân dân Việt Nam mà còn biết bao gia đình người dân Mỹ... Kỷ niệm 30/4 là dịp để tôn vinh những giá trị bất diệt của lòng vị tha, của hòa bình, của hòa giải và hàn gắn, của tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”.

Lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Bến tàu không số Vũng Rô

Lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Bến tàu không số Vũng Rô
(PLVN) - Chiều 24/4, tại vùng biển Vũng Rô (thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên), Đoàn công tác khảo sát vùng biển, đảo ven bờ từ Bình Thuận đến Phú Yên của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phối hợp với các tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Bến tàu không số Vũng Rô. Sự kiện mang ý nghĩa tri ân sâu sắc và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa dự lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bến Tre

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa dự lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bến Tre
(PLVN) - Sáng 24/4, Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bến Tre (1/5/1975 - 1/5/2025); 139 năm Ngày quốc tế Lao động và trao tặng giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu. Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước đến Lào

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước đến Lào
Chiều 24/4, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội đi thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong hai ngày 24 – 25/4 theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith.

Không để bị động về an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Không để bị động về an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động các phương án bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết không để xảy ra phức tạp, bị động, bất ngờ, để bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân và sự kiện trọng đại của đất nước.

Đưa Nghị quyết số 189/2025/QH15 vào cuộc sống: Dốc sức hiện thực hóa 'giấc mơ' điện hạt nhân Ninh Thuận - Bài 3: Ước nguyện được cống hiến của du học sinh Nga

Sinh viên Việt Nam khóa 2015 - 2020 chụp ảnh trước phòng thí nghiệm (Nguyễn Trúc Phương đứng hàng đầu tiên bên trái). (Ảnh trong bài do các nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Khi Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội thông qua và chỉ đạo triển khai chủ trương tái khởi động điện hạt nhân (ĐHN), không ít kỹ sư được đào tạo về lĩnh vực này tại Liên bang Nga vui mừng khôn xiết, ngóng chờ đến ngày được cống hiến xây dựng “giấc mơ” ĐHN Việt Nam.