Xe bus nhanh được ưu tiên đường bằng đèn tín hiệu

Hà Nội đang nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ xe bus
Hà Nội đang nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ xe bus
(PLO) - Ông Hà Huy Quang - Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biế tại cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo thành uỷ Hà Nội tổ chức chiều nay (29/11) 

Đánh giá chung về hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe bus của TP cho thấy, chất lượng dịch vụ xe bus tiếp tục được cải thiện nhưng một số tuyến chưa hấp dẫn người đi xe, biểu đồ vận hành vẫn đối mặt với nguy cơ bị phá vỡ do ùn tắc giao thông, còn tồn tại hiện tượng nhân viên ứng xử chưa đúng mực, thiếu văn minh, vận hành chưa tuân thủ luật giao thông...

5 phút sẽ có 1 chuyến xe bus nhanh

Nhận định rõ năm 2017, xe bus tiếp tục đối mặt với vấn đề giao thông và sự cạnh tranh của của các phương tiện giao thông, đặc biệt là các ứng dụng taxi trên mạng internet..., để cải thiện và phát triển mạng lưới, Hà Nội sẽ điều chỉnh dịch vụ cho 13 tuyến, đưa vào vận hành tuyến xe bus nhanh (BRT) và 14 tuyến bus mới, đưa tổng số tuyến toàn mạng lên 115 tuyến. 

Cùng với đó sẽ tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ (tăng cường thông tin dịch vụ, nâng cao tính tiện nghi, đảm bảo an toàn...), tăng cường công tác quản lý thông qua hệ thống giám sát ứng dụng công nghệ hiện đại kết hợp tăng cường tiếp nhận phản ánh của hành khách đề kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm.

Theo ông Nguyễn Công Nhật - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty vận tải Hà Nội, trong những tháng cuối năm 2016, Tổng Công ty đang tập trung chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa tuyến BRT Kim Mã- Yên Nghĩa đi vào hoạt động đúng kế hoạch. Dự kiến ngày 15/12 Hà Nội sẽ vận hành thử tuyến BRT đầu tiên.

 “Đây là mô hình đầu tiên ở cả nước. Trong điều kiện giao thông hiện nay, trước mắt 5 phút sẽ có 1 chuyến. Như vậy mỗi chuyến từ Kim Mã – Yên Nghĩa sẽ mất khoảng 45-40 phút” – ông Hà Huy Quang cho biết.

Song Phó Giám đốc Sở GTVT TP thừa nhận, mô hình BRT hiện chưa hoàn toàn đúng vì chưa có đường ưu tiên mà phải điều hành giao thông ưu tiên cho các tuyến BRT.

Nghĩa là khi BRT di chuyển qua các nút giao sẽ dùng đèn tín hiệu ưu tiên đường cho BRT. Một số đoạn tuyến có đường ra, vào sẽ bịt lại để ưu tiên hoàn tòan cho BRT. Hạn chế bớt một số loại ô tô không cần thiết vào tuyến để BRT vận hành…

Cùng với đó, TP sẽ điều chỉnh mạng lưới xe bus để đảm bảo không có cạnh tranh giữa BRT và các loại hình xe bus hiện hành hay ưu tiên hành khách cho BRT. “BRT chỉ là tuyến phối kết hợp, giải toả khách ở một số điểm đỗ” – ông Quang nhấn mạnh.

Mô hình nhà chờ xe bus nhanh tại phố Giảng Võ (Hà Nội)
Mô hình nhà chờ xe bus nhanh tại phố Giảng Võ (Hà Nội)

Chỉ phải đi bộ khoảng 200-300m là có thể đón xe bus

Đó là một trong những mục tiêu mà TP đang hướng tới để xây dựng dịch vụ xe bus thuận tiện, an toàn, thân thiện, chi phí hợp lý.

Phó Giám đốc Sở GTVT TP khẳng định sẽ đảm bảo mọi người đều có thể sử dụng được xe bus và chỉ phải đi bộ khoảng 200-300m là có thể tiếp cận các điểm đón xe. 

Như vậy đến năm 2020, TP sẽ mở rộng thêm 60 tuyến bus hướng ra ngoại thành và phát triển xe bus ở những địa bàn còn trống trong nội đô. 

Ông Quang bày tỏ, phấn đấu thời gian đi lại hợp lý của xe bus là "đau đầu" nhất vì nếu không làm được thì người dân cũng xe quay lưng lại với xe bus. Nhưng trong điều kiện giao thông của TP, xe bus chỉ có thể nhanh hơn phương tiện cá nhân khoảng 1,2 đến 1,3 lần.

Do đó, Sở GTVT TP kiến nghị TP triển khai các chủ trương, chính sách về ưu tiên hạ tầng xe bus trong xây dựng công trình giao thông và xây dựng khu đô thị, trung tâm thương mại và tiếp tục ưu tiên xe bus, người đi bộ trong tổ chức giao thông.

TP nhận định, xe bus muốn phát triển cần đáp ứng được nhu cầu đi lại không chỉ của những người thu nhập thấp, mà còn phải mở rộng sang các loại hình, đối tượng khác có nhu cầu đi lại thường xuyên.

Ông Hà Huy Quang cũng khẳng định, TP hiện có trên 1.400 xe bus vận hành nhưng bất kỳ trường hợp nào vi phạm về văn minh xe bus đều bị xử  lý nghiêm. Đồng thời, nâng cao chất lượng phương tiện để đảm bảo an toàn, an ninh và tiện nghi cho hành khách.

Hiện 30% xe bus đang vận hành đã trên 10 năm, cần thay thế theo lộ trình. TP đặt kế hoạch đến năm 2020 phải thay thế và bổ sung mới 1.200 -1.400 xe, trung bình mỗi năm khoảng 300 xe. 

“Dự kiến đến năm 2025 sẽ giải quyết xong xe cũ nhưng vấn đề đặt ra là nguồn lực để thay thế xe thực sự không dễ dàng” – lãnh đạo ngành GTVT TP tâm tư.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024. (Ảnh: TTXVN)

Tinh thần đúng đắn, giải pháp cụ thể

(PLVN) - Trong Nghị quyết 65/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024 vừa ban hành, để phấn đấu hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024, một lần nữa Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh".

Đọc thêm

Phát triển Đồng bằng sông Hồng 'truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững'

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Sáng 9/5, kết luận Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với tư duy mới, cách làm mới, niềm tin mới, tầm nhìn mới, tạo ra giá trị mới, triển khai thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo “truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững”.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát trong thực hiện chính sách đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7/2024 (sớm hơn so với quy định trong Luật là từ 1/1/2025) và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác liên quan đến đất đai.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Hiệu quả chuyển đổi số

Ảnh minh họa (Ảnh internet).
(PLVN) - Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (DN) đạt nhiều kết quả nổi bật; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực... là một số thành công được nêu lên tại Văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS).

Khẩn trương luật hóa quản lý xe điện 4 bánh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 7/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về việc thí điểm hoạt động xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện (xe điện 4 bánh) chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM

Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 62/QĐ-BCĐCTTĐQG thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Tổ công tác).

Nâng cao hiệu quả đóng góp của Kiểm toán nhà nước với hoạt động giám sát của Quốc hội

KTNN đã cung cấp thông tin các kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội. Ảnh minh họa: Cổng TTĐT KTNN
(PLVN) - Cùng với sự đổi mới, cải tiến hoạt động giám sát của Quốc hội, với chức năng, nhiệm vụ được giao, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã cung cấp thông tin các kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, đồng thời thường xuyên tham gia các cuộc giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của Quốc hội.