Nâng cao đạo đức công vụ: Những động thái quyết liệt của Chính phủ

Thủ tướng: “Thực hiện văn hóa công sở là để phục vụ nhân dân tốt hơn”
Thủ tướng: “Thực hiện văn hóa công sở là để phục vụ nhân dân tốt hơn”
(PLVN) - Cải cách hành chính thời gian qua ngày càng hướng đến sự chuyên nghiệp, hiện đại, nhưng vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức mang nặng tư duy cửa quyền, hành xử thiếu chuẩn mực gây bức xúc trong dư luận. Đã có nhiều quy định điều chỉnh vấn đề này, nhưng thực hiện hay không do ý thức của  mỗi cán bộ, công chức.

Sống vô cảm thì đừng làm cán bộ

Hiện tượng “công bộc” của dân tự cho mình có quyền được ban phát quyền lợi, nên có thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm, thậm chí hách dịch, cố tình gây khó khăn cho người dân và tổ chức mỗi khi đến cơ quan công quyền; là sự việc không hiếm gặp.

Hiện tượng này diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, trong mọi lĩnh vực. Tình trạng “tham nhũng vặt” vì thế có cơ hội nảy sinh, gây hệ lụy không nhỏ đối với xã hội. Tại một hội nghị về giải quyết khiếu nại, tố cáo toàn quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra một trong những nguyên nhân của hiện tượng khiếu kiện đông người, phức tạp, vượt cấp kéo dài chính là do cán bộ xa dân, ít tiếp xúc, lắng nghe nhân dân…

Nhiều ý kiến cho rằng, một trong những giá trị của văn hóa công vụ là tính chuyên nghiệp. Đảm bảo tính chuyên nghiệp là đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn nghề nghiệp, từ quy trình thực hiện công vụ đến các tiêu chuẩn về tác phong, phong cách làm việc.

Theo đó, khi đã mang trọng trách cán bộ, đảng viên thì bản thân mỗi người phải ý thức rõ về trách nhiệm nêu gương, “phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng; mẫu mực về đạo đức, lối sống” (Quy định 08/QĐ-TW của BCHTW về trách nhiệm nêu gương). Có nghĩa là những công chức, viên chức đó không chỉ mẫu mực tại nơi công tác mà ngay cả khi rời khỏi cơ quan cũng phải có hành vi chuẩn mực. 

Nhất là khi mạng internet đang phát triển với tốc độ chóng mặt, mọi hành vi ứng xử nơi công cộng đều có thể bị đưa lên mạng xã hội bất cứ lúc nào. Đã có một loạt cán bộ nhà nước, trong đó có nhiều chiến sĩ Công an có hành vi gây náo loạn sân bay, cãi nhau nơi đường phố, hành xử thiếu văn hóa, hành hung người khác... bị phát hiện từ mạng xã hội và bị xử lý nghiêm khắc.

Sự xuống cấp về đạo đức công vụ cũng nhiều lần làm “nóng” nghị trường Quốc hội (QH). Phát biểu tại Kỳ họp thứ 8, QH khóa 14 diễn ra vào cuối năm 2019, Đại biểu (ĐB) Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) cho rằng thái độ thờ ơ, vô cảm và thiếu trách nhiệm đang khá phổ biến ở Việt Nam. 

“Thờ ơ, vô cảm đã tiếp tay, đã “đồng lõa” với thiếu trách nhiệm. Thờ ơ, vô cảm là vũ khí của kẻ xấu để làm hành động xấu”, ĐB Trí nói và đề nghị khi xây dựng các bộ luật, QH cần xem xét có thêm các quy định để hạn chế và ngăn chặn sự thờ ơ, vô cảm và thiếu trách nhiệm. “Xin đừng để những người thờ ơ, vô cảm và thiếu trách nhiệm với nhân dân và doanh nghiệp giữ bất cứ một trọng trách nào trong bộ máy công quyền”, ĐB này đề nghị. 

Chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân về tình trạng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) nhũng nhiễu gây khó dễ cho người dân, doanh nghiệp, ĐB Nguyễn Hữu Cầu (đoàn Nghệ An) nói ông đã phản ánh vấn đề này tại các kỳ họp trước và có lúc đã đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành đuổi việc những người này nhưng thấy “khó khăn quá”. 

Thừa nhận rất ít nơi xây dựng được tiêu chí đánh giá, phân loại công chức, viên chức, Bộ trưởng Nội vụ nêu thực tế: “Đánh giá cán bộ gì mà đến mức không tìm ra được người để tinh giản biên chế? Trong khi đó dư luận xã hội cho rằng chỉ có 30% cán bộ làm được việc, mà tại sao không tìm ra người để tinh giản”.

Chỉ đạo mạnh mẽ của Thủ tướng

Nhằm góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ CBCCVC, từ năm 2012, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, với mục tiêu xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả. 

Bên cạnh đó, còn có không ít các quy định khác được quy định tại các đạo luật liên quan. Thế nhưng thời gian qua, việc vi phạm vẫn liên tiếp diễn ra. Nguyên nhân có nhiều: Do chế tài chưa đủ sức răn đe, hoặc khi xử lý còn nể nang, né tránh, muốn xử lý nội bộ để bao che cho cấp dưới... Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, thực hiện hay không, điều cốt yếu không phụ thuộc nhiều vào các quy định pháp luật cũng như nội quy, quy định các bộ, ngành, đơn vị; mà phụ thuộc vào ý thức của mỗi CBCCVC. Vì thế khó khăn lớn bậc nhất là thay đổi nhận thức trong đội ngũ này. 

Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, để góp phần xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động thì việc hình thành và nâng cao văn hóa công vụ là nhiệm vụ thường xuyên, mang tính lâu dài của các cấp, các ngành. Trên tinh thần ấy, thời gian gần đây Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 1847/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ và Quyết định số 733/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “CBCCVC thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019 – 2025. 

Thủ tướng  yêu cầu CBCCVC “không được gây khó khăn, phiền hà, vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử lý công việc của cơ quan, tổ chức và người dân; không thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc của người dân”. Trong giao tiếp, ứng xử với người dân, CBCCVC phải “tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn về quy trình xử lý công việc và giải thích cặn kẽ những thắc mắc của người dân”.

Để đảm bảo cho các Quyết định trên đi vào cuộc sống, ngày 22/4/2019, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 10/CT-TTg về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. 

Tinh thần nhấn mạnh của Chỉ thị là cương quyết xử lý nghiêm những CBCCVC có hành vi tiêu cực, tham nhũng, đưa ra khỏi bộ máy của Đảng và Nhà nước. Không xử lý hành chính mà phải xử lý hình sự nghiêm minh đối với hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà với người dân, doanh nghiệp đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật.

Những cán bộ, chiến sĩ công an vui vẻ, niềm nở tiếp dân
Những cán bộ, chiến sĩ công an vui vẻ, niềm nở tiếp dân 

“Không xứng đáng thì thôi, không sợ thiếu cán bộ” 

Dư luận tin tưởng các Đề án và Kế hoạch này sẽ là công cụ đắc lực khắc phục được những hạn chế, tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ công. Và trên thực tế, sau khi các Quyết định 1847 và 733 được ban hành, các bộ, ngành, địa phương đã có bước chuyển tích cực trong thực thi và nâng cao văn hóa công vụ. 

Chia sẻ với báo chí, ông Vương Minh Đức, Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hoà Bình cho biết, biểu hiện thay đổi rõ nhất của đơn vị này là tác phong giao tiếp và tác phong phục vụ người dân khi đến giải quyết thủ tục hành chính. Hiện thủ tục hành chính tại đây đều giải quyết đúng và sớm hạn trên 90%, giải quyết quá hạn chưa đến 1% do một số nguyên nhân khách quan. 

Đối với Hà Nội, sau khi UBND TP triển khai hai quy tắc ứng xử trong đời sống, những phàn nàn về thái độ phục vụ của đội ngũ “công bộc” trong các cơ quan, đơn vị hành chính Thủ đô đã giảm đáng kể. Tại những đơn vị từng xảy ra tình trạng cán bộ có hành vi không đúng chuẩn mực với dân, việc thực hiện Đề án Văn hóa công vụ càng được đặc biệt quan tâm.

Những điểm sáng trên mới chỉ là kết quả bước đầu. Để văn hóa công vụ đi vào nền nếp còn nhiều gian nan và không ít tồn tại cần khắc phục. Nhìn nhận rõ vấn đề này, phát biểu tại hội nghị triển khai Đề án Văn hóa công vụ, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị cần làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, quan trọng là có sự phối hợp nhịp nhàng để không trùng lắp, không bỏ sót. 

Đặc biệt, Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đang đến gần, đây là cơ hội để tuyển chọn những người đủ đức, đủ tài gánh vác trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao phó; kiên quyết nói không với những nhân sự thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc của người dân. Như nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “Đại hội là một dịp để sàng lọc cán bộ. Ai xứng đáng thì làm, không xứng đáng thì thôi, không sợ thiếu cán bộ. Không thiếu gì những người tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, mạnh mẽ làm, làm để giữ uy tín chứ không sợ mất uy tín, càng che giấu càng mất uy tín”.  

Chấm dứt cảnh CBCCVC chây ỳ, ngại đổi mới

Một trong những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức vừa được Quốc hội thông qua là từ thời điểm luật có hiệu lực 1/7/2020, tất cả các trường hợp viên chức được tuyển dụng mới sẽ ký kết hợp đồng làm việc xác định thời hạn, bỏ chế độ biên chế suốt đời đối với viên chức.

Điểm mới này được kỳ vọng sẽ buộc đội ngũ viên chức phải luôn nỗ lực, phấn đấu trong công việc nếu không muốn bị đào thải. Đồng thời, hạn chế được tình trạng trì trệ, ỷ lại trong đội ngũ viên chức, chấm dứt cảnh công chức, viên chức chây ỳ, ngại đổi mới.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.