Thi thử ĐH tràn lan, lợi bất cập hại

Những năm gần đây, luyện thi và thi thử đại học đã có chiều hướng giảm nhiệt tại các trung tâm và lò luyện. Thay vào đó là việc thi thử có quy mô hơn, tuy nhiên theo các chuyên gia giáo dục, thí sinh cũng không nên thi thử tràn lan sẽ gây hoang mang, lợi bất cập hại...

Những năm gần đây, luyện thi và thi thử đại học đã có chiều hướng giảm nhiệt tại các trung tâm và lò luyện. Thay vào đó là việc thi thử có quy mô hơn, tuy nhiên theo các chuyên gia giáo dục, thí sinh cũng không nên thi thử tràn lan sẽ gây hoang mang, lợi bất cập hại...
Nhiều học sinh không hào hứng với lò luyện mà thích thi thử
Nhiều học sinh không hào hứng với lò luyện mà thích thi thử
Cách ly để... “luyện”
Không khí “lò” luyện thi ở Hà Nội năm nay có phần yên ắng bởi học sinh đang gồng mình lên với các buổi hướng dẫn ôn tập và thi thử tại trường. Bên cạnh đó, luyện thi đại học trực tuyến mở ra rầm rộ trên mạng với giá cả khóa học rất rẻ chỉ khoảng 150.000 đ/khóa học. Có không ít phụ huynh cho rằng, nội dung đề thi những năm gần đây khá ổn định, điều quan trọng nhất vẫn là ở chỗ con mình có nắm chắc kiến thức hay không. 
Một số trung tâm gia sư để giữ uy tín còn có chiêu “chiến đấu” quyết liệt. Với 13-15 triệu/khóa học trong vòng hơn một tháng nhưng để vào được khóa học này còn phải qua thi tuyển “trầy vẩy” còn hơn thi ĐH. Đó là CLB Gia sư do các thủ khoa đầu vào các trường ĐH trên địa bàn Hà Nội tổ chức.
Đinh Quang Cường, Chủ nhiệm CLB Gia sư thủ khoa cho biết, năm nay, CLB gia sư của Cường định tuyển 25- 27 học sinh nhưng con số đăng ký đã lên đến 300. Những học sinh đăng ký vào đây không phải ai cũng “lọt”. Trước hết là qua vòng loại hồ sơ. Học lực từ khá trở lên. Sau đó, các thí sinh sẽ trải qua một vòng thi thử như thi ĐH. Hiện CLB của Cường mới chỉ ôn 3 khối là A, A1 và D1. Sau khi thi xong, CLB sẽ phân loại. Điểm thi phải kém điểm chuẩn vào trường đăng ký dự thi vài năm gần đây khoảng 3 – 4 điểm. Nếu thấp quá, hoặc cao quá, CLB của Cường cũng không nhận. 
Sau khi đã chọn được những thí sinh đủ điều kiện, từ ngày 6/6, “thầy trò” trong CLB sẽ bước vào ôn luyện đến hết các đợt thi ĐH. Cường dự kiến sẽ có 2 khu ôn luyện. Các thí sinh sẽ có thời gian biểu từ 6h sáng đến 11h30 đêm. Phụ huynh chỉ được thăm con từ 16-18h hàng ngày. Ngoài việc ôn luyện theo kế hoạch, các học sinh còn được bơi, học yoga để giải trí. Đặc biệt, trong suốt thời gian ôn luyện, các thí sinh không được dùng điện thoại, không dùng internet. Giáo viên chính là các thủ khoa đầu vào các trường ĐH những năm vừa qua có phương pháp sư phạm tốt. 
Năm 2011, lớp học của CLB của Cường có 23 học sinh thì đã có 20 bạn đỗ ngay NV1, 3 bạn đỗ NV2. Trong số này có cả những bạn đạt 25- 26 điểm. 
Thi thử... "lên ngôi"
Hiện nay, nhiều trường THPT trên cả nước đều tổ chức các kỳ thi thử đại học tại trường. Ít đăng ký ở những lò luyện, trung tâm luyện thi thì học sinh lại muốn thử sức với thi thử. Nắm bắt nhu cầu này, ở một số thành phố lớn như Hà Nội, thi thử được tổ chức quy mô hơn do một số trung tâm luyện thi, trường THPT chuyên tổ chức đã thu hút hàng nghìn học sinh đến từ các trường trên địa bàn và các tỉnh lân cận tham gia. 
Kỳ thi được chuẩn bị công phu, từ việc ra đề sát với cấu trúc đề thi đại học. Việc tổ chức phòng thi, số báo danh, coi thi, chấm thi chặt chẽ không kém thi thật. Tất cả nhằm tạo ra một môi trường cho các thí sinh thử sức, đánh giá năng lực học tập của học sinh trước ngày thi. 
Tính từ đầu năm đến nay, số lượng học sinh đăng ký thi thử đại học do trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức ngày càng tăng. Lệ phí thi là 40 nghìn đồng/môn, môn tiếng Anh là 45.000 đồng/môn. Theo thông báo của trường thì “đề thi sẽ được ra bởi các thầy  cô có nhiều kinh nghiệm giảng dạy trong trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội, theo đúng cấu trúc mà Bộ GD – ĐTv  đã ban hành”.
Trường đã tổ chức qua 5 đợt thi và vẫn tiếp tục tổ chức thi vào những ngày cuối tuần. Chỉ sau khoảng 10 ngày học sinh có thể biết kết quả của mình. 
Biết kỳ thi qua website của trường, Vũ Huy Hoàng, học sinh lớp 12A, THPT chuyên Thái Bình (tỉnh Thái Bình) cũng vừa được bố mẹ “hộ tống” tham gia đợt thi do trường THPT chuyên ĐH Sư phạm tổ chức ngày 22, 23/4 vừa qua.
Hoàng cho hay: “Mặc dù ở trường vẫn tổ chức thi thử nhưng em cùng một số bạn bè đều muốn thử sức kỳ thi ở Hà Nội để lấy không khí. Và thấy đề thi khá sát với những đề thi đại học những năm trước. Các thầy cô coi thi khá nghiêm ngặt. Em cũng thấy khá nhiều học sinh tỉnh lẻ đến thi”.
Sau khoảng 10 ngày Hoàng đã có kết quả với mức điểm khá cao 26 điểm. Hoàng  khá yên tâm với mức điểm này với nguyện vọng thi vào ĐH Dược Hà Nội. Tuy nhiên, một số học sinh tại điểm thi này cho rằng, với quảng cáo đề thi “đúng cấu trúc mà Bộ GD - ĐT đã ban hành” nhưng tính chất, mức độ đề thi có tốt hay không thì khó nói được. 
Không nên thi thử tràn lan
Theo khảo sát, tại một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội thay vì tổ chức thi thử trung bình 2 lần/ năm nay tăng lên 4 đợt thi với lý do giúp học sinh “cọ sát” tốt với kỳ thi đại học. 
Là một trường nhiều năm tổ chức những đợt thi thử đại cho học sinh và đạt được kết quả như mong muốn, thầy Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho biết: “Ở cấp trường, mục tiêu rất rõ ràng, ôn tập, luyện tập cho học sinh. Giống như một cuộc thi “tiền đại học”, học sinh có thể thấy được thứ tự của mình trong bảng xếp hạng của trường... Thi thử cũng góp một yếu tố quan trọng vào việc thi thật, tránh tâm lý bị “sốc” khi bước vào kỳ thi thật nghiêm túc và độ khó của đề thi”. 
Thầy Văn Như Cương cho biết thêm: “Sau khi thi xong, bao giờ thầy cô phân tích đề thi, nguyên nhân vì sao bài làm chưa được điểm, làm sai... với những em sức học còn yếu, nhà trường phối hợp với phụ huynh lên kế hoạch ôn tập, bồi dưỡng kiến thức cho các em. Giúp các em củng cố ôn thêm lý thuyết hoặc tăng cường làm bài tập... Do đó, kỳ thi thử mới có tác dụng”.
Còn ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý- Giáo dục Hà Nội, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng cho biết: Khi thi thử, học sinh cần phải ôn tập tốt, tránh hiện tượng chưa học, chưa ôn tập đã đòi thi thử. Việc lựa chọn các trung tâm cũng rất quan trọng, bởi việc tổ chức thi thử đại học không hề đơn giản, nhiều trung tâm chuyên lấy đề năm cũ xào xáo, không mang lại hiệu quả. Học sinh cần tìm hiểu kỹ trước khi đăng ký dự thi ở trung tâm nào đó, tránh các trung tâm kém chất lượng.
Trả lời báo chí về hiện tượng thi thử, ông Vũ Đình chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD- ĐT cho rằng, “thi thử đại học là hình thức ôn luyện được nhiều trường áp dụng và cần có sự đồng tình của phụ huynh, học sinh. Thi thử có những lợi ích như: giúp học sinh rèn luyện tâm lý, giúp học sinh biết năng lực của mình cũng như giáo viên sẽ có phương pháp ôn tập phù hợp với học sinh. Nhưng, các trường không nên tổ chức thi thử quá nhiều vì sẽ gây áp lực cho học sinh, tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc ”.
Thêm nữa, thầy Cương cho hay: “Học sinh của trường được 4 lần thi thử trong đó 3 buổi thi thử đại học và 1 buổi thi thử tốt nghiệp THPT. Các em đều được các thầy trong trường hướng dẫn tận tình cách ôn tập, do vậy chúng tôi rất yên tâm khi các em dự thi đại học. Bởi trong vài năm trở lại đây, đề thi đại học chủ yếu nằm trong chương trình đã học nên các em học sinh cần nắm chắc kiến thức trong sách và chăm chỉ ôn tập là đạt kết quả cao”.
 Về đề thi năm nay, ông Trần Văn Nghĩa, phó Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng Bộ GD- ĐT cho biết, đề thi cơ bản không thay đổi so với năm trước. Bộ có đưa ra chương trình giảm tải, đề thi sẽ không có phần nào nằm trong phần đã được giảm tải.
Uyên Na

Đọc thêm

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.