Thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp gặp khó vì tài sản 'ảo'

Cưỡng chế tại Công ty CP Công nghệ phẩm Hải Phòng (ảnh: enternews.vn)
Cưỡng chế tại Công ty CP Công nghệ phẩm Hải Phòng (ảnh: enternews.vn)
(PLO) - Nhiều trường hợp, theo đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có số vốn điều lệ rất lớn nhưng khi xử lý, tài sản, vốn thực tế của doanh nghiệp rất ít, gần như không có để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án.

Doanh nghiệp (DN) là một bộ phận quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và các tranh chấp trong hoạt động của DN chủ yếu xuất phát từ tranh chấp hợp đồng. Nhưng quá trình thi hành án dân sự (THADS) đối với người phải thi hành án còn một số khó khăn, vướng mắc cần phải giải quyết để tăng cường hiệu quả THADS, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Cơ quan chức năng không biết DN đổi tên (!?)

Ông Phan Huy Hiếu – Phó Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1 Tổng cục THADS chỉ ra, trong điều kiện “ai cũng có thể thành chủ DN”, nhiều chủ DN còn thiếu kỹ năng quản trị DN nên nhiều trường hợp DN hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến tranh chấp khiến số lượng các vụ việc liên quan đến kinh doanh thương mại gia tăng và nhiều trường hợp DN tê liệt nên không có tài sản để THA.

Do các thành viên, cổ đông góp vốn không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc góp vốn không đầy đủ nên nhiều trường hợp, theo đăng ký kinh doanh, DN có số vốn điều lệ rất lớn nhưng khi xử lý, tài sản, vốn thực tế của DN rất ít, gần như không có để đảm bảo nghĩa vụ THA khiến cơ quan THADS gặp nhiều khó khăn khi xử lý tài sản DN.

Thiếu cơ chế công khai thông tin về DN và tài sản của DN nên nhiều trường hợp khi THA thì DN không còn tài sản, kể cả tài sản được dùng đảm bảo để thi hành nghĩa vụ. Nhiều DN mất tích hoặc chủ đầu tư là người nước ngoài đã bỏ về nước và hiện không liên lạc được.

Trong việc truy tìm địa chỉ, tài sản của họ ở nước ngoài hiệu quả không cao do thiếu các hiệp định về tương trợ tư pháp. Nhiều DN nợ thuế, tiền lương, bảo hiểm xã hội của người lao động nên khi xử lý tài sản không đủ để thi hành các khoản nghĩa vụ.

DN phải THA đã đổi tên khác nhưng khi chấp hành viên đến tiến hành xác minh, ngay chính cơ quan có thẩm quyền là Sở KH&ĐT cũng không nắm được thông tin dẫn đến việc CHV gặp khó khăn, lúng túng trong thực hiện các tác nghiệp tiếp theo để xử lý tài sản.

Tài sản của DN cầm cố, thế chế cho nhiều bên dẫn đến tranh chấp khi tổ chức THA. Trong khi đó, quá trình xét xử kéo dài nên khi THA thì tài sản đã hư hỏng, hao mòn cả về hữu hình và vô hình. Giá bán tài sản thấp hơn hơn với khoản được bảo đảm hoặc giá mua tài sản đó trước đây.

Không những thế, tài sản của DN rất đa dạng, phức tạp về quyền sở hữu nhưng nhiều CHV còn chưa có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn trong việc xử lý tài sản của DN, nhất là tài sản liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, tài sản là phần vốn góp trong DN.

Cùng nhau “ngó lơ” quy định làm khó THADS

Theo ông Phan Huy Hiếu, ngoài nguyên nhân là hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, thì chính việc thực thi pháp luật chưa nghiêm là nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong việc THADS đối với DN.

Ý thức chấp hành bản án, quyết định của người phải THA còn chưa cao, họ thường có tâm lý chống đối. Việc thẩm định giá trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng còn buông lỏng. Nhiều cán bộ tín dụng không tuân thủ đúng các quy định pháp luật, thiếu kiểm tra về việc quản lý và sử dụng vốn vay cũng như tài sản bảo đảm dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi tiền, tài sản ở giai đoạn THA.

Thực tế, giá thẩm định thường cao hơn rất nhiều so với giá thực tế của tài sản bảo đảm, dẫn đến việc cơ quan THADS xử lý tài sản để bảo đảm THA gặp khó khăn do giá trị thực tế của tài sản khi đó thấp hơn rất nhiều so với nghĩa vụ phải thi hành, không đủ để bảo đảm nghĩa vụ THA.

Như trong vụ việc THA liên quan đến Công ty TNHH Chế biến và xuất khẩu thủy sản Cam Ranh. Công ty này được vay hơn 63 tỷ đồng nhưng khi kê biên, thẩm định giá, tài sản thế chấp chỉ gần 3,9 tỷ đồng (chỉ khoảng 6% khoản nợ).

Còn tình trạng tổ chức tín dụng, tài chính, bảo hiểm… chưa thực hiện hết trách nhiệm trong hoạt động THADS. Việc xác minh tài khoản, phong tỏa hay khấu trừ tài khoản của người phải THA tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng của cơ quan THADS gặp nhiều trở ngại vì không nhận được sự hợp tác của các đơn vị này.

Trước thực trạng này, nhiều cán bộ THADS cho rằng, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật với các quy định để thắt chặt công tác hậu kiểm hoạt động của DN, tránh tình trạng cơ quan cớ thẩm quyền chỉ quản lý "DN hoạt động trên hồ sơ" nghĩa là chỉ là những DN "ma".

Sửa đổi các quy định pháp luật về THADS liên quan đến DN, có cơ chế  thực hiện nghiêm minh, chế tài đủ mạnh để xử lý các vi phạm, thiếu sót như việc cơ quan, tổ chức "không thực hiện các quyết định, yêu cầu hợp pháp của chấp hành viên theo quy định".

Nghiên cứu rút ngắn quy trình, thủ tục xử lý tài sản để THA, tăng cường thanh tra, tiếp tục thực hiện xã hội hóa về THADS...

Đọc thêm

Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo đánh giá tình hình triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật

Quang cảnh hội thảo (Ảnh: P. Dương)
(PLVN) - Sáng 1/11, tại thành phố Thanh Hóa, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tổ chức hội thảo đánh giá tình hình thực hiện triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật và tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân. Tiến sĩ Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì hội thảo.

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền và quyết tâm “ Hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua”

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền
(PLVN) - Những năm gần đây, Sở Tư pháp tỉnh Nam Định đã khẳng định được vị trí, vai trò trong phong trào thi đua của Ngành Tư pháp; liên tục trong các năm nhận được Bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ, Bộ Tư pháp và UBND tỉnh. Để có được thành tích đó phải kể đến sự nỗ lực của các cán bộ tư pháp; trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của người đứng đầu Sở Tư pháp - Giám đốc Sở Trần Thị Thúy Hiền.

Suy nghĩ về phát triển giáo dục đại học Việt Nam cùng khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên mới

GS. Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ – Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT
(PLVN) - Không nên nghĩ chúng ta đang chảy máu chất xám, nguồn lực khoa học công nghệ (KHCN) cho thế giới, mà nên nghĩ theo hướng, chúng ta phải hợp tác sâu rộng để học hỏi thế giới, để Việt Nam có thể phát triển cùng thế giới. Phải có chính sách đột phá để thu hút “hiền tài” tới Việt Nam sống và làm việc, cống hiến cho Việt Nam.

Kiểm tra công tác phổ biến pháp luật tại Thông tấn xã Việt Nam

Kiểm tra công tác phổ biến pháp luật tại Thông tấn xã Việt Nam
(PLVN) - Ngày 31/10, Đoàn Kiểm tra Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương do bà Đinh Thị Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Uỷ viên Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).

Ngành Giáo dục & Đào tạo hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng thầy trò Trường THCS Thanh Xuân.
(PLVN) - Ngày 31/10, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với quận Thanh Xuân tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024 tại Trường THCS Thanh Xuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội) kết nối trực tuyến đến các điểm cầu của tất cả các trường học trên địa bàn quận. 

Bảo đảm chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở tư pháp

Quang cảnh buổi họp.
(PLVN) -Sáng 31/10, Thứ trưởng Mai Lương Khôi, Tổ trưởng Tổ soạn thảo chủ trì cuộc họp Tổ soạn thảo về dự thảo Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Cà Mau - Bạc Liêu: Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật

Cà Mau - Bạc Liêu: Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật
(PLVN) -  Nhiều hoạt động sôi nổi, tích cực và hiệu quả với các hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị địa phương đã và đang được chính quyền, Sở, ngành hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu triển khai hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 năm nay.

Bộ Tư pháp tập huấn kiến thức pháp luật về quyền dân sự, chính trị tại Thanh Hóa

Toàn cảnh hội nghị (Ảnh: Phạm Dương).
(PLVN) - Chiều 31/10, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp Thanh Hóa tổ chức hội nghị tập huấn nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho gần 150 đại biểu tại huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa.

Phát huy vai trò cơ quan ngôn luận của Bộ trong công tác truyền thông chính sách

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Chiều 30/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm việc với Báo Pháp luật Việt Nam và Tạp chí Dân chủ và Pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ quý III và nhiệm vụ trọng tâm đến hết năm 2024. Tham dự buổi làm việc có Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Phan Thị Hồng Hà, Phó Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Lê Thu Anh.

Hoàn thiện thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước, Thị trường và Xã hội theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

PGS, TS. Trương Hồ Hải, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(PLVN) -  Thể chế về mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội là một nội dung của thể chế phát triển. Trong quá trình đổi mới đất nước, thể chế này từng bước được hoàn thiện, tuy nhiên thể chế này vẫn còn những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn. Bài viết hướng đến phân tích làm rõ tính tất yếu phải hoàn thiện thể chế mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội ở Việt Nam hiện nay và làm rõ các nội dung hoàn thiện thể chế mối quan hệ này theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.