Tàu vũ trụ Nga gặp trục trặc khi cất cánh, phi hành gia hạ cánh khẩn an toàn

Các phi hành gia trên tàu vừa gặp trục trặc.
Các phi hành gia trên tàu vừa gặp trục trặc.
(PLO) - Hai phi hành gia ngày 11/10 đã hạ cánh an toàn sau khi động cơ tên lửa đẩy của tàu vũ trụ Soyuz MS-10 với nhiệm vụ đưa nhóm phi hành gia lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) gặp trục trặc.

Theo Reuters, động cơ của tên lửa đã gặp trục trặc trong quá trình cất cánh từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan lúc 8h40 GMT.

“Hệ thống giải cứu khẩn cấp đã hoạt động và tàu đã có thể hạ cánh ở Kazakhstan. Các phi hành gia còn sống”, cơ quan không gian của Nga Roscosmos cho biết.

Theo cơ quan trên, 2 phi hành gia trên tàu bao gồm phi hành gia người Mỹ Nick Hague và phi hành gia người Nga Aleksey Ovchinin đã liên lạc với bộ phận kiểm soát mặt đất.

Cả 2 sau đó đã được giải cứu trong tình trạng không bị thương.

Tất cả các cuộc phóng tên lửa có người lái của Nga tạm dừng lại sau sự cố với tàu tên lửa đẩy Soyuz, một nguồn tin cho biết.

Phía Nga sau đó đã quyết định dừng tất cả các cuộc phóng tên lửa có người lái của Nga sau sự cố với tàu tên lửa đẩy Soyuz.

Đọc thêm

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên Đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.