Thật - giả phân minh

Đại biểu Hồ Văn Năm (Đồng Nai) - Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Hồ Văn Năm (Đồng Nai) - Ảnh: Quochoi.vn
(PLO) - Trong mấy ngày liền, nghị trường sôi động bởi các tranh luận của các đại biểu xung quanh các vấn đề “nóng” đang xảy ra trong xã hội như vụ việc ở Đồng Tâm, vụ án VN Pharma, vụ khăn lụa Khaisilk,...

Đặc biệt hấp dẫn là trong phiên thảo luận tại Quốc hội ngày hôm qua (2/11) khi đưa việc Thuận Phong (Đồng Nai) nghi sản xuất phân bón giả với vai trò giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cũng như việc xử lý chưa rõ ràng, thiếu nhất quán trong vụ rất nhiều tai tiếng này. 

Rõ ràng rất nhiều cử tri đồng tình với ý kiến của hai đại biểu Lưu Bình Nhưỡng và Nguyễn Bá Sơn là không thể để vụ này “chìm xuồng”, “Quốc hội, Chính phủ đeo bám, chỉ đạo quyết liệt vụ này thì nhân dân mới yên lòng”.

Trước đó, tranh luận với đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, đại biểu Hồ Văn Năm, Trưởng ban Nội chính Đồng Nai khẳng định quan điểm của tỉnh là kiên quyết xử lý vụ Thuận Phong vì vụ này ảnh hưởng lớn tới người nông dân. 

Vụ Thuận Phong nghi sản xuất phân bón giả được các cơ quan Trung ương phát hiện rồi giao lại cho Đồng Nai xử lý về tội buôn bán hàng giả nhưng rốt cuộc Đồng Nai không xử lý được, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình giao cho Bộ Công an xử lý, Bộ Công an lại giao về cho Đồng Nai xử lý và cuối cùng “Các cơ quan tố tụng của Đồng Nai đã họp và nhận định không có dấu hiệu hình sự nên không khởi tố” — lời đại biểu Năm.

Đấy là toàn bộ quá trình của việc đẩy xuống, đẩy lên, kiên quyết xử lý, vì người nông dân của các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã được thể hiện một cách quá ư rõ ràng giữa lời nói và việc làm như vậy đấy! 

Vụ Thuận Phong âm ỷ và gây bức xúc trong lòng xã hội từ đã lâu. Chỉ có những đại biểu thực sự vì nông dân, không hưởng tý gì từ “lợi ích nhóm” thì mới có thể đứng vững trên đôi chân của mình mà đòi hỏi sự thật phải được minh bạch hóa, chỉ có giả hoặc thật chứ không có một khái niệm nửa vời “kém chất lượng” ở đây.

Cái vụ Khaisilk chỉ làm thiệt hại túi tiền của giới trung lưu và tổn hại đến thanh danh lụa Việt còn sản xuất hoặc buôn bán phân giả nó hại đến bà con nông dân, tầng lớp yếu thế và đông đảo nhất cần được bảo vệ, sau đó là nó phá hoại sản xuất, đe dọa an ninh lương thực,... hành vi phi nhân tính đó không thể “thống nhất nhận định” mà cho qua được!

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Phản bác luận điệu xuyên tạc về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - Kỳ 1: Nhu cầu bức thiết, đòi hỏi khách quan

Một trong những nội dung đặc biệt quan trọng của Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV là tìm cách xử lý những “điểm nghẽn” về thể chế để bộ máy chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại sao việc tinh gọn tổ chức bộ máy lại trở thành yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay và vì sao người dân ngày càng tin tưởng, kỳ vọng vào quá trình đổi mới này? Những câu hỏi đó đang dần có lời đáp bằng những quyết tâm, quyết sách hòa quyện “ý Đảng, lòng dân”, nhằm giải quyết những bức thiết đặt ra từ thực tiễn.

Đảng hành động vì tương lai, vì Nhân dân và sự hưng thịnh của đất nước

TS Trịnh Như Quỳnh.
(PLVN) - Nhiều cán bộ, đảng viên và Nhân dân bày tỏ sự tin tưởng và đánh giá cao những quyết sách sáng tạo, đúng đắn tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII (Hội nghị). Những việc làm này thể hiện rõ quyết tâm đổi mới, cho thấy Đảng ta đang hành động vì tương lai, vì Nhân dân và vì sự hưng thịnh của đất nước.

Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - “Có thể khẳng định Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Rất nhiều đồng chí Trung ương đề nghị Bộ Chính trị ghi nhận đây là Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta” - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh khi phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra chiều 12/4.

Thủ tướng: Thể chế phải mở đường, không để 'không quản được thì cấm'

Thủ tướng phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: VGP.
(PLVN) - Kết luận phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục rà soát, tháo gỡ triệt để các điểm nghẽn về thể chế, khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, mở đường cho đổi mới sáng tạo và phát triển. Cần dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, “không biết thì không quản”, thay vào đó là hoàn thiện hành lang pháp lý để tháo gỡ rào cản thể chế...

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII. Ảnh: Chinhphu.vn
Trong phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư cho biết, Ban chấp hành Trung ương thống nhất cao các chủ trương: về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: cấp Tỉnh (Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương), cấp Xã (Xã, Phường, Đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)...

Sống xứng đáng với sự hy sinh của cha ông

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Ngày 9/4, tại cuộc gặp mặt đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; do Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng tổ chức; Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu lay động lòng người.

Ứng phó chủ động, kịp thời, linh hoạt trong mọi tình huống

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) -  Chiều 10/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ để thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt và Tổng Bí thư Tô Lâm về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ và các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng

Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, chiều 9/4/2025 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer.