Thấp thỏm sống bên miệng 'hà bá' sông La Ngà

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nạn hút cát khiến dòng sông La Ngà yên bình hóa dữ, tạo những hàm ếch lớn hai bên bờ. Hàng trăm ha ruộng vườn phì nhiêu đứng trước hiểm họa bị nước cuốn trôi, nhiều nông dân xã Phú Điền bất an mất ngủ...

Sông hiền hòa hóa dữ…

Cuối tháng 9, cao điểm mùa mưa bão, mưa dồn dập, nước đổ về sông La Ngà ngày một lớn. Khúc sông đoạn từ cầu La Ngà kéo dài về xã Phú Điền, huyện Tân Phú (Đồng Nai) khoảng 20 km, lũ dâng đục ngầu, cả dòng sông đâu đâu cũng một màu đất đỏ pha loãng. Nước phía trên thượng lưu đổ dồn xuống ngày một lớn, làng chài nhỏ bên sông náo động, sợ lũ cuốn trôi đất đai nên người dân rủ nhau ra be bờ, đắp đập chặn dòng lũ quét sâu vào ruộng vườn.

Đoạn sông dài hàng chục mét, bờ bị sạt lở cuốn trôi hoa màu, cây cối của người dân.

Đoạn sông dài hàng chục mét, bờ bị sạt lở cuốn trôi hoa màu, cây cối của người dân.

Chiếc xuồng máy của anh Nguyễn Văn Hiếu, người dân xã Phú Điền, chở chúng tôi đi khảo sát ven sông La Ngà. Nhìn từ xa, hàng chục ha ruộng vườn trong cảnh sạt lở mé sông, bị khoét hàm ếch, những khoảnh đất bị trôi lộ màu đất còn mới.

Lũ lớn khiến sông La Ngà như thay hình đổi dạng. Giữa dòng, hàng chục vùng xoáy như những chiếc chảo nước khổng lồ, xoáy sâu tận đáy, chực cuốn xoáy tất cả những gì rơi vào đó. Anh Hiếu cho biết, trước đây, sông chưa dữ như bây giờ, chạy phẳng, nhẹ, dòng chảy yên bình và đi lại rất thuận lợi. Thời gian gần đây xuất hiện rất nhiều vùng nước xoáy xiết, từng vòng xoáy có đường kính rất lớn, các xuồng ghe bé rất lo ngại, không dám vượt qua. "Mực nước dâng lên chừng nào, lòng dân dâng lên lo lắng chừng ấy", anh Hiếu nói.

Đoạn sông dài hàng chục mét, nước "ngoạm" sâu vào đất liền, cuốn trôi hoa màu, cây cối của người dân.Đoạn sông dài hàng chục mét, nước "ngoạm" sâu vào đất liền, cuốn trôi hoa màu, cây cối của người dân.

Dòng nước xoáy chi chít, cuộn sục, án ngữ trên sông khiến cho các loại thuyền bè đi qua phải căng mình chèo chống. Khi nước rút, dọc bờ sông lộ ra những hàm ếch, chìm sâu xuống dưới dòng chảy, ẩn chứa nhiều tai hoạ. Dữ liệu quan trắc thuỷ văn nhiều năm qua cho thấy lũ sông La Ngà chiếm 35% tần suất lũ trên sông Đồng Nai, về tổng thể, lượng nước chiếm tỉ trọng rất lớn lượng nước mặt đổ ra sông Đồng Nai. Tuy nhiên, những năm qua, tình trạng hút “cát lậu” oanh tạc liên tục, sông La Ngà ngày càng trở nên dữ dội, hung hãn. Tình trạng lở sạt, lũ quét, triều cường dâng cao khiến thiệt hại ngày càng khó lường hơn.

Nước sông “ăn” đất

Gần một tháng qua, nhiều người dân ấp 3,4, xã Phú Điền, gần như không ngủ. Người dân lo lắng tình trạng các tàu hút cát ngày đêm lởn vởn dọc sông chực chờ hút cát.

Tiếp xúc với chúng tôi, mỗi người dân là một câu chuyện bất an về nguy cơ sạt lở.

Người dân bày tỏ lo lắng trước những điểm sạt lở nguy hiểm tại xã Phú Điền.

Người dân bày tỏ lo lắng trước những điểm sạt lở nguy hiểm tại xã Phú Điền.

Nhà anh Hiếu đắp bờ đập kiên cố vững chãi 20 năm qua, bên trên trồng mít và các loại cây giữ đất. Lúc đầu, ruộng vườn nhà anh xuất hiện vài vết nứt lớn, thế nhưng chỉ vài cơn mưa lớn, liên kết đất không bền chặt nên không trụ nổi, nước dâng xoáy vào, đất ngấm no nước, đã chẻ tách đôi bờ đập và nền đất yếu dần, đất sụt lún ào ào như trút xuống lòng sông, kéo theo cây cối, hoa màu. Hiện bên sông La Ngà vẫn còn vết tích của bờ sông dài khoảng 100 m, chiều rộng ăn vào vườn khoảng 30 m, sâu 4m vừa bị nhấn chìm xuống sông cùng các loại cây ăn trái.

Chỉ vào đoạn sông chảy ngang sau nhà, anh Tạ Quốc Hài, người dân ấp 4 xã Phú Điền chưa hết bần thần, “trước đây từ bờ bên này sang bên kia tầm 50 m, chỉ 3 tháng nay, đoạn sông “ngoạm” vào 2 bờ, làm cho khoảng cách lòng sông cách nhau lên đến tầm 80 m. Sông “ăn” sâu vào vườn làm cho hàng trăm mét vuông đất của chúng tôi bị cuốn tan hoang. Hiện bờ đất còn lại cũng đang trong tình trạng rỗng chân, chưa biết bị cuốn đi lúc nào”.

Gương mặt âu lo, một người dân xin được giấu tên ở ấp 3 phản ánh: “Nhiều ngày qua, các ghe hút cát tràn xuống, tổ chức thành đoàn, có đêm 4-5 ghe sục vòi hút rỗng hết các chân ruộng của chúng tôi gần đây. Những người đi trên ghe này rất manh động, sẵn sàng đánh trả lại người dân khi bị phát hiện và xua đuổi. Họ chỉ hút vài đêm là ruộng vườn chúng tôi sạt xuống sông hết”.

Một người dân khác chia sẻ: “Chúng tôi chứng kiến nhiều vụ sạt lở bờ sông nhưng chưa bao giờ lo lắng như hiện nay. Mỗi đêm, tàu hút cát cỡ lớn nối thành đoàn từ phía Bình Thuận đổ về xỉa vòi hút kiệt cát cả đoạn sông, tiếng xuồng máy, máy bơm kêu vang cả đêm, người dân chúng tôi vô cùng bất an”.

Một cú “ngoạm” của "hà bá" vào đất là mất hàng trăm triệu đồng và không thể khắc phục lại. Đất rỗng chân, lại bị tác động của dòng chảy xiết. Người dân địa phương tự đắp những con đập để tránh "cơn cuồng nộ" của dòng sông. Tuy nhiên, tình trạng hàm ếch dưới lòng sông gây xói lở và khó có thể có biện pháp căn cơ để giải quyết, nên người dân rất lo lắng.

Tàu hút cát nằm bờ

Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi theo thuyền hướng về phía tỉnh Bình Thuận. Một người dân chỉ cho chúng tôi các điểm tập kết tàu hút cát của B “cát”, người được mệnh danh là "trùm" hút cát lậu trên sông La Ngà và hồ Biển Lạc (Bình Thuận). Cứ đi 1 đoạn sông là thấy các tàu hút cát nằm bờ. Một vài người dân địa phương cho biết, B “cát” có bề dày hoạt động trên lĩnh vực cát lậu hàng chục năm nay. Thời gian gần đây, Công an Bình Thuận và Công an Đồng Nai truy quét mạnh, nên các tàu hút cát lậu lên bờ "ém mình" chờ thời cơ. Do đó, các mỏ cát, điểm tập kết cát của B “cát” hầu hết chưa dám hoạt động.

Một tàu sắt hút cát lậu nằm bờ

Một tàu sắt hút cát lậu nằm bờ

Người dân cho biết, trước đây, binh đoàn “cát tặc” của B “cát” hoạt động rầm rộ và thách thức người dân địa phương. Địa bàn hoạt động của B “cát” trải dài hàng chục km, bao phủ từ hồ Biển Lạc (Bình Thuận) kéo về tới sông La Ngà. Các loại tàu của B rất đa dạng, lớn, nhỏ đủ cả. Trên tàu đều trang bị hệ thống vòi hút công suất cực lớn, có thể luồn sâu vào các ngách sông để hút cát từ các đụn cát nằm sát trong đất liền.

Đi theo chỉ dẫn của người dân, dọc mép sông La Ngà hướng về hồ Biển Lạc khoảng 15 km, chúng tôi ghi nhận, có 5-6 tàu sắt có hệ thống vòi hút cát nằm bờ. Các tàu này đều là loại tàu vỏ sắt, có trang bị hệ thống vòi hút, máy hút công suất lớn. Một người dân huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận cho biết, với công suất của các loại máy hút này, chỉ cần 1 giờ, các tàu này vòi có thể rút ruột hàng chục m3 cát.

Những đoạn sông bị sạt lở, dựng thành vách lởm chởm như những chiếc "bẫy" chực chờ. Chỉ cần một vài trận mưa lớn là sẵn sàng đổ ào ào xuống dòng nước lớn khiến cho sức chảy của sông La Ngà ngày càng hung hãn. Cuộc chiến với “cát tặc” để bảo vệ ruộng vườn của người dân hai bên sông La Ngà đầy thách thức.

Đề nghị huyện phối hợp với đơn vị chức năng Bình Thuận xử lý “cát tặc”

Trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Tâm, Chủ tịch UBND xã Phú Điền cho biết đã nhận được đơn phản ánh của các hộ dân về tình trạng tàu hút cát gây sạt lở sông La Ngà.

UBND xã đã có báo cáo kiến nghị UBND huyện Tân Phú để có biện pháp xử lý. “Huyện cũng bắt được 1 trường hợp hút cát trái phép. Xã Phú Điền cũng đã đề nghị huyện có biện pháp phối hợp, xử lý các tàu hút cát từ phía tỉnh Bình Thuận về đây hút cát”, ông Tâm nói.

Đọc thêm

Nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm cả nước

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khoảng ngày 30/4, từ ngày 1-2/5 nắng nóng trên cả nước có khả năng giảm dần. Ngày mai (27/4) nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm các khu vực trên cả nước.

Đề phòng mưa dông khu vực Bắc Bộ

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo dự báo của Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, chiều tối và đêm nay (24/4) mưa rào và dông rải rác vẫn xuất hiện ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An...

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đêm 23 và ngày 24/4, ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 60mm (mưa tập trung vào thời gian chiều tối và đêm).

Miền Trung chủ động ứng phó hạn nặng

Độ mặn nước sông tại cửa thu nước thô vào các Nhà máy nước ở Đà Nẵng đang vượt ngưỡng
(PLVN) - Các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài tập trung từ tháng 4 đến tháng 6 tại miền Trung dẫn đến nguy cơ thiếu nước phục vụ dân sinh, sản xuất vụ Đông Xuân và Hè thu tới. Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tích cực chủ động ứng phó…

Ngày mai (23/4) nơi nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (23/4) nắng nóng tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C.

Khi thanh niên 'nghiêm túc' với khí hậu

Trí trình bày tham luận trong Hội nghị quốc tế ASEAN về năng lượng và môi trường tại Indonesia. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thạc sĩ Đào Mạnh Trí dù vẫn còn rất trẻ nhưng anh đã “bén duyên” và hoạt động trong lĩnh vực khí hậu từ rất sớm, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xã hội. Câu chuyện của anh không dừng ở cuộc hành trình cá nhân mà hoà chung vào dòng chảy của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và cống hiến cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia và toàn cầu.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.