Thanh minh trong tiết tháng Ba

Đại gia đình đi tảo mộ người quá cố tại Công viên Nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Kỳ Sơn, Hòa Bình). (Ảnh T.Dương)
Đại gia đình đi tảo mộ người quá cố tại Công viên Nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Kỳ Sơn, Hòa Bình). (Ảnh T.Dương)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Thanh minh trong tiết tháng Ba/Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”- Từ lâu, Thanh minh đã trở thành ngày Tết thiêng liêng và mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Tết Thanh minh được tổ chức vào tháng Ba âm lịch trong tiết trời mùa xuân và gắn với tục đi tảo mộ của người dân.

Con cháu tưởng nhớ tổ tiên

Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, từ xa xưa Tết Thanh minh đã trở thành một ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người dân Việt Nam. Thanh minh là từ Hán Việt, có nghĩa là trời trong sáng, là lễ tảo mộ. Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm và được người phương Đông coi là một lễ tiết. Theo ước lệ, Tiết Thanh minh bắt đầu từ ngày 4 - 20/4 dương lịch (khoảng tháng 3 âm lịch, tháng 2 nhuận). Tết Thanh minh có ý nghĩa quan trọng về văn hóa và tinh thần của người Việt, ẩn chứa đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt.

Người ta gọi Thanh minh trong tiết trời xuân bởi dịp này tiết mưa xuân thường ẩm nồm khiến cỏ cây mọc nhanh, xanh tốt, mộ phần cũng vì thế mà rậm rạp hơn. Người ta đi tảo mộ sẽ dọn dẹp, phát quang xung quanh mộ phần và làm cỏ sạch sẽ. Khi những cơn mưa qua làm đất trôi nhiều khiến mộ phần xơ xác người ta đi tảo mộ là để đắp thêm đất cho mộ. Ngày nay, mộ đất không còn, thay vào đó là gạch ngói ốp lát sạch sẽ tinh tươm, người đi tảo mộ sẽ dọn dẹp và phát quang cỏ dại xung quanh để tránh các loại con vật làm tổ gây hại đến mộ phần. Sau đó, là đốt vàng mã, thắp hương, cắm hoa.

Mâm cỗ cúng tổ tiên được gia chủ chuẩn bị chu đáo. (Ảnh internet)

Mâm cỗ cúng tổ tiên được gia chủ chuẩn bị chu đáo. (Ảnh internet)

Tết Thanh minh là Tết tảo mộ, theo truyền thống, đại gia đình đầy đủ các thành viên sẽ cùng ra mộ viếng thăm người thân đã khuất của mình. Ngày Tết Thanh minh không có chỗ cho sự u buồn hay đau xót, mà tất cả mọi người đều cùng tri ân, tưởng nhớ người đã khuất với thái độ kính cẩn, mong cho người đã khuất an nghỉ thanh thản và người còn sống lạc quan hướng tới tương lai phía trước.

Trong ngày này, mọi người cũng thường kể lại những câu chuyện, những kỷ niệm về người thân đã khuất của mình. Trẻ nhỏ được theo người lớn ra nghĩa trang thăm mộ tổ tiên, nhắc nhở con cháu, để con cháu biết về nguồn gốc của mình. Và rồi, cả nhà cùng ăn bữa cơm gia đình ấm cúng.

Tết Thanh minh ở mỗi vùng miền một khác, tuy nhiên nó vẫn mang một ý nghĩa chung là tưởng nhớ về người thân, tổ tiên ông bà của mình. Là ngày để con cháu thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của mình.

Ấm lòng người đã khuất

Tết Thanh minh năm nay trong tiết trời ấm áp, Công viên Nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Kỳ Sơn, Hòa Bình) nhộn nhịp với những chuyến xe đưa đoàn khách gia đình để đi tảo mộ phần khuôn viên mộ của mình. Đại đức Thích Trí Thịnh, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng chia sẻ: “Tết Thanh minh không chỉ diễn ra trong 1 ngày mà diễn ra trong vòng 15 ngày. Đây là dịp mà các thế hệ đều mong muốn được quây quần bên nhau. Quan trọng nhất, qua đó, các thế hệ trẻ biết công ơn của tổ tiên, ông bà, cha mẹ”.

Khi đi tảo mộ ngày Tết Thanh minh, các gia đình cần sắm sửa lễ vật chu đáo, nhưng quan trọng hơn cả là thành tâm. Có thể dâng lễ chay hoặc lễ mặn tùy từng gia đình. Các lễ vật gồm có: Hương, đèn, chè, quả, rượu, nước trong, trầu cau và tiền vàng. Lễ chay gồm: Xôi chè, oản chuối, bánh trái, chai nước, gạo muối. Tùy theo phong tục địa phương mà có điều chỉnh phù hợp, nhưng nhà chùa khuyên người dân tránh dâng cúng những đồ sát sinh trong Tết Thanh minh.

Tết Thanh minh là một nét đẹp văn hoá của người Việt thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. (Ảnh T.Dương)

Tết Thanh minh là một nét đẹp văn hoá của người Việt thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. (Ảnh T.Dương)

Loài hoa màu trắng tượng trưng cho sự tiếc thương và nhung nhớ những người đã khuất như như bách hợp, hoa cúc trắng, cây mã đề hoa hồng trắng thường được chọn để dâng hoa khi đi tảo mộ. Màu trắng của những loài hoa này với ngụ ý thuần khiết, thanh cao và chúng đại diện cho sự tôn kính và hi vọng người đã khuất có được một cuộc sống thoát tục, an nhiên nơi thiên đường. Thời gian qua đi, những phong tục cũ đã dần được thay đổi cho linh hoạt hơn nên việc chọn hoa đi tảo mộ bây giờ đã không còn phải cứng nhắc ở việc phải lựa chọn màu hoa trắng. Màu hoa nào thường nở trong tiết Thanh minh mà có thể bày tỏ được tấm lòng của con cháu, của người ở lại để có thể sử dụng.

Hoa màu vàng cũng biểu tượng cho sự đau buồn và tưởng niệm, trong đó hoa cúc vàng được mọi người sử dụng nhiều nhất và không chỉ dùng cho dịp này.

Ngoài ra, ngày nay các loại hoa như lay-ơn, cây hương thảo cũng thường xuyên được dùng để dâng hoa. Nếu như người mất lúc tuổi cao, có thể tăng thêm tỉ lệ hoa màu đỏ, hồng, màu sắc ấm áp này thể hiện tình cảm nhớ nhung triền miên của con cháu. Trên thực tế, có thể sử dụng nhiều loài hoa khác nhau mà con người gán cho những tiếng nói, ý nghĩa riêng. Nhưng dâng hoa cho người đã khuất phải chắc chắn một điều, bất cứ một loài hoa nào dù cầu kỳ hay đơn giản, dù rực rỡ hay đơn sơ được dùng để di tảo mộ trong tiết Thanh minh đều cùng chung mục đích là bày tỏ tấm lòng thành kính với người thân yêu của chúng ta.

Trong ngày Tết Thanh minh, các gia đình tiến hành cúng lễ tại bàn thờ gia tiên và phần mộ gia tiên. Khi đến nơi đặt mộ phần của người thân, gia chủ đặt lễ vật cúng Tết Thanh minh vào chỗ thờ chung để làm lễ. Nếu nơi đó không có chỗ thờ, không phải nghĩa trang thì cần chuẩn bị đôn, kệ để đặt đồ lễ chứ không xếp trên mặt đất.

Bắt đầu vào lễ, gia chủ thắp hương, đèn và khấn theo bài cúng lễ Thanh minh. Sau đó, trong lúc chờ hương tàn thì gia chủ đi đến phần mộ của gia tiên thắp hương và khấn gia tiên để xin phép tu sửa, dọn dẹp cho phần mộ. Lưu ý là số nén hương thì thắp số lẻ (1 hoặc 3 nén) vì số lẻ tượng trưng cho cõi âm còn đèn thì mang theo hai đèn hoặc 2 cây nến vì thắp lên, 2 ngọn đèn tượng trưng cho 2 vầng nhật nguyệt.

Sau khi hoàn tất các việc, gia chủ chờ cho hương cháy được khoảng 2/3 thì lễ tạ, hóa vàng và xin lộc về nhà để làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà. Nếu gia chủ viết bài cúng ra giấy thì đọc xong đem hóa cùng tờ tiền giấy vàng.

Việc cúng gia tiên trong Tết Thanh minh cũng tuân theo thể thức cúng gia tiên thông thường. Thể thức này, theo sách Phong tục thờ cúng của người Việt thì có những nguyên tắc chung là: dâng hương lễ gia thần trước, gia tiên sau.

Khi dâng cúng tổ tiên và thắp hương, cần thành tâm khấn vái, nghĩ tới những điều tốt đẹp, cầu mong cho tổ tiên nơi chín suối an nghỉ thanh thản, không vương vấn điều gì chốn dương gian. Các vong linh ở nghĩa trang cần niệm Phật nhất, chỉ cần niệm 6 chữ “Nam mô A di đà Phật” cũng làm vong linh nhẹ nhàng, bớt đau khổ.

Mọi thành viên trong gia đình nhớ tới công lao của tổ tiên, tri ân và tự nhủ sẽ sống một cuộc sống tốt đẹp, sao cho xứng đáng với sự hy sinh của những người đi trước.

Ông Nguyễn Hữu Tú, 61 tuổi (Gia Lâm, Hà Nội) tâm sự: “Năm nay, tiết trời ấm áp, đại gia đình tôi gồm 3 thế hệ: ông, con, cháu thuê xe ô tô 29 chỗ đi tảo mộ vợ tôi. Ngay từ sáng sớm, cả gia đình tôi đã có mặt ở đồi Kim. Người lớn chuẩn bị đồ cúng lễ. Các cháu tôi còn nhỏ, được ông và bố mẹ hướng dẫn đã tự tay lau chùi mộ phần của bà nội. Cả nhà cùng sum họp, dâng mâm cỗ chay, khấn lễ tưởng nhớ đền đáp công ơn người đã khuất. Đây là ngày lễ rất quan trọng để con cháu đời sau nhớ về nguồn gốc tổ tiên. Đây cũng là dịp để mọi người gắn hết hơn, đoàn kết với nhau hơn. Thấy chồng, con, cháu tề tịu đông đủ, chắc vợ tôi ở dưới suối vàng cũng thấy ấm lòng”.

Chị Nguyễn Khuê, 37 tuổi (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Tết Thanh minh năm nay, tôi và chồng con đi tảo mộ bố mẹ ở đồi Mộc. Ngoài dịp Thanh minh như thế này, trong năm tôi cũng lên đây vài chuyến vì không gian ở đây rất đẹp, thoáng mát, sạch sẽ. Bố mẹ tôi nằm ở đây chắc cũng yên lòng. Sau khi thắp hương tại mộ phần, gia đình tôi đã đến chùa Kim Sơn Lạc Hồng cùng nhau ngồi tụng Kinh A Di Đà cầu mong cho linh hồn của người thân quá cố được siêu thoát”.

Tết Thanh minh là một nét đẹp văn hoá của người Việt thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Bên cạnh đó, mỗi người cũng nên tu dưỡng đạo đức, đề cao chữ hiếu, chăm sóc cha mẹ, ông bà, người thân khi họ vẫn còn trên dương thế. Có như vậy, Tết Thanh minh mới càng thêm ý nghĩa.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Chuyện ít biết về ca khúc vượt mốc 2 tỷ lượt xem trong đại lễ 30/4 năm nay

Chuyện ít biết về ca khúc vượt mốc 2 tỷ lượt xem trong đại lễ 30/4 năm nay
(PLVN) - Gần đây, ca khúc “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” bất ngờ gây sốt trên mạng xã hội, vượt 2 tỷ lượt xem (tổng số lượt xem trên các nền tảng như YouTube, Facebook, TikTok…). Bài hát mang giai điệu hào hùng, là lời tri ân của thế hệ trẻ đối với cha ông, những người có công lao lớn trong công cuộc giữ nước.

Sống dậy ký ức lịch sử qua MV 'Kỷ vật của Ama'

Sống dậy ký ức lịch sử qua MV 'Kỷ vật của Ama'
(PLVN) - Đúng vào dịp cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), MV “Kỷ vật của Ama” của nhà báo Alăng Ngước (báo Quảng Nam) chính thức ra mắt, như một khúc ca tri ân sâu sắc gửi tới thế hệ cha ông đã hy sinh vì độc lập, tự do.

Loạt sự kiện hấp dẫn tại Lễ hội mùa hè Sa Pa

Loạt sự kiện hấp dẫn tại Lễ hội mùa hè Sa Pa
(PLVN) -  Thị xã Sa Pa (Lào Cai) tổ chức chuỗi sự kiện Lễ hội cấp tỉnh năm 2025, với chủ đề: Lễ hội mùa hè "Sa Pa - Xứ sở của tình yêu" chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc hứa hẹn mang đến cho nhân dân và du khách những trải nghiệm thú vị.

Mong thế hệ trẻ hiểu và trân trọng hơn giá trị của hòa bình

Một cảnh trong phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối”.
(PLVN) -  Là người đứng sau loạt kỹ xảo ấn tượng trong nhiều bộ phim lịch sử, chiến tranh, Kiến trúc sư (KTS) Đinh Việt Phương tiếp tục ghi dấu ấn khi tham gia vào hai bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” và “Mưa đỏ”. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với anh Việt Phương để nghe anh chia sẻ về hành trình tái hiện những ký ức chiến tranh bằng ngôn ngữ kỹ xảo hiện đại, đầy tâm huyết.

Giám đốc Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia kêu khó khăn, Cục Thể dục Thể thao chỉ đạo khẩn

Sân vận động Mỹ Đình.
(PLVN) - Trước sự xuống cấp của sân Mỹ Đình cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia không mấy khả quan, Cục trưởng Cục TDTT, Bộ VH,TT&DL Nguyễn Danh Hoàng Việt đã có buổi làm việc với Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia để nắm bắt tình hình hiện tại, cũng như chỉ đạo về các nhiệm vụ cần triển khai trong thời gian tới.

Nghệ thuật hun đúc tự hào dân tộc của giới trẻ

Nghệ thuật hun đúc tự hào dân tộc của giới trẻ
(PLVN) - Khi các nghệ sĩ trẻ tỏ lòng biết ơn các anh hùng dân tộc và tình yêu quê hương, đất nước qua những MV, clip, đó không chỉ là một hành động nghệ thuật, mà còn là một cách truyền tải tinh thần dân tộc sâu sắc đến thế hệ trẻ.

Bộ đội Việt Nam cứu hành khách ngã cầu thang trên tàu quốc tế

Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai hỗ trợ đưa hành khách đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
(PLVN) - Một du khách bất ngờ bị tai nạn do ngã cầu thang gãy chân trên tàu du lịch quốc tế Mein Schiff 6 trong hành trình du lịch từ Hồng Kông đến Việt Nam. Ngay khi nhập cảnh tại Quảng Ninh, Việt Nam du khách đã được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai (Quảng Ninh) đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Hà Nội FC quyết tâm có 3 điểm

Nam Định hiện đang dẫn đầu bảng xếp hạng V.League 24/25 (Ảnh VPF)
(PLVN) -Cả 3 trận tiếp theo vòng 20 đều diễn ra vào hôm nay, 27/4. Hà Nội FC cần chiến thắng để tiếp tục cuộc đua vô địch với đội Nam Định.