Được biết, năm 2008, Tisco lập lại dự án khai thác hầm mỏ lò sử dụng lại hệ thống 2 giếng nghiêm đã đào từ năm 1989 và 1994 nhưng không thực hiện được.
Đến năm 2014, mỏ than Phấn Mễ tiếp tục khai thông mở vỉa bằng các hệ thống giếng đứng gần khu vực vỉa than, tới tháng 6 năm 2017 đã được Hội đồng quản trị ra quyết định số 335/QĐ-GTTN ngày 23/6 về vấn đề này. Từ đó, mỏ than đã thực hiện dự án xây dựng 3 hầm lò đứng, trong đó có 1 hầm lò bằng bê tông cốt thép.
Lối vào mỏ than Phấn Mễ |
Sai phạm của việc làm trên của mỏ là xây dựng và khai thác than khi Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM và UBND tỉnh Thái Nguyên chưa có chủ đầu tư và giấy phép xây dựng.
Thông thường, việc lập đánh giá tác động môi trường ĐTM để biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định, từ đó thẩm định xem có cấp quyết định phê duyệt dự án hay không đồng thời ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, tạo sự chủ động trong vấn đề bảo vệ môi trường nơi hoạt động của dự án và hợp thức hóa quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phát triển KT-XH đi đôi với bảo vệ môi trường.
Lối vào mỏ than Phấn Mễ |
Để thông tin được đa chiều, PV Báo PLVN đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Phong – Giám đông Công ty mỏ than Phấn Mễ. Ông Phong cho biết : “Do trước kia khoan 2 lần đào đều bị bục đường nước nên lần này chúng tôi phải khoan tham dò. Độ sâu khoan thăm dò là 50 mét. 2 ống thăm dò khác vào khoảng 40m.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV thì thực tế không phải như vậy, độ sâu khoan thăm dò đã lên đến gần 200m, vượt quá mức quy định cho phép.
Ông Phong thừa nhận: "Việc làm này của công ty là chưa đúng, nên chúng ta mới có cuộc gặp ngày hôm nay, mong báo chí chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp". Tuy nhiên, việc "khai thác" đã diễn ra nhiều tháng nay, hỏi rằng nếu báo chí không vào cuộc thì bao giờ việc khai thác trái phép này mới dừng?
Báo PLVN sẽ tiếp tục cập nhật thông tin ./.
Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường ĐTM được quy định tại phụ lục II Nghị địnhsố 18/2015/NĐ-CP ( quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường).
Tại phụ lục II này bao gồm nhóm các dự án về xây dựng, nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng, dự án về giao thông, dự án về điện tử, năng lượng, phóng xạ, dự án liên quan đến thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt, dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dự án về dầu khí, dự án về xử lý, tái chế chất thải, dự án về cơ khí, luyện kim, dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ, … và các dự án khác.
Trong quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tiến hành tham vấn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ( Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bới dự án.
Nếu doanh nghiệp đã đi vào hoạt động mà chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là vi phạm pháp luật.