Tết về nhớ bánh kẹo phố Hàng Đường

Phố Hàng Đường. (Ảnh chụp năm 1930).
Phố Hàng Đường. (Ảnh chụp năm 1930).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Người ở Hà Nội trước năm 1954 và sau đó một vài năm chắc chưa quên một số thương hiệu bánh mứt kẹo nổi tiếng đất Hà thành khi đó như Tùng Hiên, Ngọc Anh, Bích Lan…

1. Phố Hàng Đường là một phố trong khu phố cổ Hà Nội, chạy theo hướng Bắc - Nam, đầu phía Bắc nối với phố Đồng Xuân, cuối phố phía Nam nối vào phố Hàng Ngang. Cắt ngang Hàng Đường có phố Hàng Cá và phố Ngõ Gạch. Từ ngã tư Hàng Đường - Hàng Cá - Ngõ Gạch đổ về phía Đồng Xuân dân sở tại trước đây hay gọi là “Hàng Đường trên”, từ ngã tư này đổ về phía dưới phía đầu Hàng Ngang thì gọi là “Hàng Đường dưới”. “Hàng Đường dưới” phải dài gần gấp đôi “Hàng Đường trên”.

Nói thì như vậy thôi, chứ thực ra phố Hàng Đường không dài lắm, chỉ vẻn vẹn có 180m, bề rộng lòng đường chừng 8m. Từ đầu phố đến chợ Đồng Xuân chỉ tầm 150m. Từ cuối phố đến bờ hồ Hoàn Kiếm không đầy 500m.

Thời xa xưa, từ thế kỷ XV, phố Hàng Đường là một con đê của sông Tô Lịch, nằm trên địa bàn thôn Đông Hoa Nội và Hậu Đông Hoa Môn (sau nhập lại thành Đức Môn) và Vĩnh Thái (sau đổi là Vĩnh Hanh), tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương, thành Thăng Long. Dấu vết các thôn xóm cũ này là các ngôi đền chùa còn sót lại như chùa Cầu Đông, đình Đức Môn, đình Vĩnh Hanh…

Cho đến tận thế kỷ XIX, sông Tô Lịch từ cửa sông ở chỗ Chợ Gạo chảy qua phố Nguyễn Siêu, Ngõ Gạch, cắt ngang phố Hàng Đường rồi đi chéo sang phố Hàng Lược mà lên Bưởi. Để đi qua khúc sông Tô Lịch ở chỗ Hàng Đường này có một cái cầu đá, gọi là Cầu Đông (cầu của thôn Đông Hoa Môn). Tương truyền ở đầu cầu có một tượng Phật đặt trên bệ lộ thiên. Tượng bằng đá ngồi xếp bằng tròn, miệng tủm tỉm cười, nên có tên là tượng Tiêu Phật (Phật cười).

Nay cầu đã mất nhưng kỷ niệm về cây cầu đá ấy vẫn còn với tên gọi ngôi chùa trên phố là chùa Cầu Đông.

Chùa Cầu Đông là tên gọi nôm của dân chúng, thực ra chùa có tên gọi là chùa Đông Môn. Hiện trong chùa còn lưu giữ được nhiều bia cổ, ghi lại vị trí, quá trình xây dựng… Đó là các bia đá khắc vào những năm 1624, 1639, 1711, 1819. Đặc biệt phải kể đến quả chuông đề chữ “Đông Môn Tự Chung” (chuông chùa Đông Môn) được đúc thời Tây Sơn, năm Cảnh Thịnh thứ 8 (tức năm 1800).

Chùa Cầu Đông ngoài thờ tượng Phật còn có tượng Trần Thủ Độ, vị Thái sư thời nhà Trần và tượng bà Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung, vợ của Thái sư Trần Thủ Độ. Nay chùa Cầu Đông tọa lạc ở số 38 Hàng Đường.

Cũng gắn với cây cầu đá bắc qua sông Tô Lịch khi xưa ở phố Hàng Đường có chợ Cầu Đông. Sau này chợ Cầu Đông rời đến phố Đồng Xuân nên gọi là chợ Đồng Xuân. Có thể nói chợ Đồng Xuân chính là “hậu duệ” của chợ Cầu Đông trên phố Hàng Đường khi xưa.

Nhãn hàng “Bánh - Mứt - Kẹo Bích Lan” trước năm 1954.

Nhãn hàng “Bánh - Mứt - Kẹo Bích Lan” trước năm 1954.

Trên phố Hàng Đường, ngay cạnh chùa Cầu Đông còn có đình Đức Môn. Đình Đức Môn thờ ngài Ngô Văn Long, một vị tướng thời Vua Hùng Vương thứ 18. Tại đình này có đôi câu đối hay:

“Hùng đồ thập bát thế, tá mệnh ngật kim, phật tử huân thần tiêu vĩ vọng.

Đông quán sổ bách niên, giáng thần nhu hậu, kỳ tiêm giát mộng kỷ thần hưu”.

Tạm dịch:

“Giúp nước từ Vua Hùng đời thứ 18, con Phật tôi hiền nên công vĩ đại.

Giáng thần ở Cầu Đông mấy trăm năm trước, thẻ ban mộng ứng ghi dấu uy linh”.

Ở phố Hàng Đường khi xưa còn có một ngôi đình nữa là đình Vĩnh Hanh, (tọa lạc ở số nhà số 19B bây giờ). Ngày xưa tầng dưới của đình là nơi buôn bán, bên trên để thờ. Ngày nay dấu tích về ngôi đình hầu như không còn…

2.Sau khi người Pháp đặt sự cai trị ở xứ Bắc Kỳ, cùng với sự thay đổi của phố phường Hà Nội thì phố Hàng Đường cũng có nhiều thay đổi.

Thời Pháp thuộc, phố có tên là Rue du Sucre, cũng dịch từ “Hàng Đường” mà ra. Tuyến xe điện từ Bờ Hồ chạy qua phố Hàng Đường để lên Đồng Xuân và Thụy Khuê là tuyến xe điện có sớm nhất ở Hà Nội, từ năm 1900.

Sau năm 1945, phố lại trở lại tên cũ là phố Hàng Đường.

Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc năm 1946 khi quân Pháp quay lại đánh chiếm Thủ đô Hà Nội, phố Hàng Đường thuộc khu trung tâm của Liên khu I. Chùa Cầu Đông trên phố Hàng Đường là một trong hai trạm quân y của Liên khu. Các số nhà 7, 9, 11 lúc đó từng dùng làm trụ sở của Ban Chỉ huy Tiểu đoàn 101 phụ trách khu Đồng Xuân, một trong 3 khu chưa bị chiếm của Liên khu này. Rất nhiều bộ đội và đồng bào ta đã hy sinh trong những ngày “Hà Nội 60 ngày đêm khói lửa” ấy… Bây giờ hàng năm nhân dân sở tại vẫn tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm liệt sĩ tại sân chùa Cầu Đông.

3. Tên phố Hàng Đường có nguồn gốc từ các mặt hàng kẹo bánh và các sản phẩm làm từ đường, mật. Ngày ấy hàng hóa đặc trưng của phố là các loại bánh kẹo, hàng làm từ mật, đường mía, đường phèn. Đường phèn từ Quảng Ngãi mang ra, đường mật mía từ các vùng xung quanh, qua tay lái buôn rồi đem đến phố bán lẻ hoặc chế biến thành các loại bánh kẹo. Những tháng tấp nập nhất là trước Tết và rằm Trung thu. Đi trên con phố vào những ngày giáp lễ, Tết ấy là bao âm thanh rộn rã của tiếng khuôn dập bánh và ngào ngạt mùi thơm thanh mát của các loại bánh mứt kẹo…

Người ở Hà Nội trước năm 1954 và sau đó một vài năm chắc chưa quên một số thương hiệu bánh mứt kẹo nổi tiếng đất Hà thành khi đó như Tùng Hiên, Ngọc Anh, Bích Lan…

Tất cả các hiệu đó đều ở phố Hàng Đường.

Nhưng ít người biết chủ của hiệu Bích Lan khi đó là đôi vợ chồng còn rất trẻ: Ông bà Nguyễn Hữu Lễ và Nguyễn Thị Nga. Cả hai người khi đó mới ngoài 20 tuổi!

Hiệu “Bánh - Mứt - Kẹo Bích Lan” ở số 73 Hàng Đường. Tuy nhiên, đây chỉ là nơi bán hàng, vì ngôi nhà này tuy mặt tiền rộng nhưng hơi nông. Vì thế xưởng sản xuất khá lớn phải nằm ở bên trong số nhà 43 cùng phố. Mặt hàng chính của hiệu Bích Lan là mứt Tết và bánh trung thu. Nhưng bánh trung thu thì sản xuất nhiều và có tiếng hơn. Xưởng sản xuất phải thuê nhiều công nhân.

Cụ ông Nguyễn Hữu Lễ và cụ bà Nguyễn Thị Nga, chủ “Bánh - Mứt - Kẹo Bích Lan”. (Ảnh chụp trước năm 1954).

Cụ ông Nguyễn Hữu Lễ và cụ bà Nguyễn Thị Nga, chủ “Bánh - Mứt - Kẹo Bích Lan”.

(Ảnh chụp trước năm 1954).

Sau năm 1954 “Bánh - Mứt - Kẹo Bích Lan” còn tồn tại vài năm nữa, chủ yếu dựa vào các nguyên liệu như đường, sữa, sôcôla… còn từ thời Pháp để lại.

Cuối năm 1959, đầu 1960 với việc “cải tạo công thương nghiệp tư bản, tư doanh” thì “Bánh - Mứt - Kẹo Bích Lan” phải đóng cửa, giải tán thợ. Ông bà chủ phải “hiến” nhà 73 Hàng Đường và chuyển làm nghề khác.

Chủ hiệu bánh mứt kẹo Bích Lan cụ Nguyễn Hữu Lễ và cụ Nguyễn Thị Nga là thân sinh ra nhà tôi.

Nay các cụ đã là “người thiên cổ”.

Bây giờ phố Hàng Đường thuộc phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm.

Con phố vẫn mang tên Hàng Đường nhưng người dân chuyển sang kinh doanh nhiều thứ mặt hàng khác như quần áo, giày dép, túi ví… tuy nhiên vẫn còn một vài cửa hàng bán mứt kẹo và ô mai.

Hiện nay phố là đường một chiều theo chiều từ Hàng Ngang đến Đồng Xuân. Phố nằm trong tuyến phố đi bộ vào các buổi tối cuối tuần. Một địa danh du khách nếu tham quan Hà Nội không nên bỏ qua…

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đọc thêm

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.