Tết của cô dâu xa xứ

Các cô "dâu ngoại" hay “nói nhỏ” với nhau, ăn Tết chồng Đài vui hơn ăn Tết chồng Hàn. Có một nhóm cô dâu ở Seoul, Tết nào cũng họp nhau, gọi một bàn nào chả lụa, bánh tết, thịt kho, uống rượu gạo như uống nước, uống say ôm nhau khóc...

Các cô "dâu ngoại" hay “nói nhỏ” với nhau, ăn Tết chồng Đài vui hơn ăn Tết chồng Hàn. Có một nhóm cô dâu ở Seoul, Tết nào cũng họp nhau, gọi một bàn nào chả lụa, bánh tết, thịt kho, uống rượu gạo như uống nước, uống say ôm nhau khóc...

Tết đến, người vui, kẻ sầu

Năm nay là năm đầu tiên cô dâu Nguyễn Thị Phan Kiều ăn cái Tết xa quê. Mà “xa” ở đây là xa vời vợi, tận Đài Loan. Lấy chồng là anh Eric Vương, ngụ Đài Bắc, kết hôn đầu năm 2009 nhưng do trục trặc giấy tờ, mãi đến giữa năm 2010, Kiều mới xuất cảnh sang Đài Loan. Nửa năm trời làm quen với xứ Đài, cô sống cùng chồng trong một căn hộ thuê gần khu công nhân mà chồng cô làm việc.

Quê anh ở xứ hoa Chương Hóa, cách Đài Bắc khá xa, Kiều cũng chỉ mới về quê chồng thăm một lần, lúc mới cưới. Tết này, cả hai sẽ về quê anh ăn Tết với gia đình. Những ngày này, Kiều sửa soạn hành trang, đi mua sắm ở chợ Tết Việt với không khí nao nao nửa buồn nửa vui. Buồn vì lần đầu tiên đón Tết xa cha mẹ và anh em, nhưng vui vì lần đầu được ăn Tết quê chồng, vùng đất trồng hoa nổi tiếng thơ mộng và có khí hậu đẹp ở Đài Loan.

Nhớ nhà. Ảnh minh họa
Nhớ nhà. Ảnh minh họa

Những ngày cuối năm, cha Kiều, ông Nguyễn Văn Phụng (ở quận Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh) kể, con gái ông gọi về hai ngày một lần, lúc thì khóc, lúc thì khoe hai vợ chồng đi mua này mua nọ vui lắm. Ông cũng kể: “Nó tốt nghiệp Cao đẳng rồi, nên biết cư xử lắm, nó nói trước Tết nó học làm món ăn truyền thống của Tết Đài, nó cũng làm củ kiệu, dưa hành, đi chợ người Việt mua bánh tét để về làm quà tặng cha mẹ, anh chị nhà chồng”. 

“Tết nay gia đình tui ăn Tết vui, vì nó đi làm dành dụm được ít tiền gửi về, mà nó bên đó cũng no đủ, vợ chồng hạnh phúc, đầm ấm”, ông Phụng hồ hởi.

Tuy nhiên, không phải cô gái nào làm dâu ngoại cũng may mắn như Kiều. Ông Phụng cho biết, trong xã có ba trường hợp đi lấy chồng ngoại, ngoài con gái ông còn hai người, một lấy chồng Đài Loan, một làm dâu tại Hàn Quốc.

Cô lấy chồng Đài Loan đã ôm con về nước năm 2008, sau 2 năm xuất ngoại, còn cô lấy chồng Hàn Quốc, là con gái một người bạn của ông Phụng, Tết hầu như ngày nào cũng gọi điện về khóc, nói rằng cứ đến Tết là thấy sợ vì cả gia đình chồng đi làm ở các thành phố xa, cô phải quần quật hầu anh chị chồng, các cháu, không có lấy một ngày vui, nhớ Tết ở nhà lắm.

Các cô "dâu ngoại" hay “nói nhỏ” với nhau, ăn Tết chồng Đài vui hơn ăn Tết chồng Hàn. Lý do là, tuy Đài Loan và Hàn Quốc cùng ăn Tết cổ truyền như Việt Nam nhưng khí hậu, nền văn hóa, thói quen ẩm thực của Đài Loan gần với Việt Nam hơn, ăn Tết đỡ nhớ nhà hơn.

Cô dâu Ngô Thị Kiều Phúc, quê Lagi, Bình Thuận, lấy chồng ở ngoại ô TP.Seoul, Hàn Quốc vào năm 2003. Phúc mở một cửa hàng kinh doanh món ăn Việt Nam trên mặt bằng khá rộng rãi. Về quê ăn Tết, Phúc kể những chuyện mình đã chứng kiến trong những ngày Tết xứ Hàn, buồn nhiều hơn là vui.

Có một nhóm cô dâu đã ly dị chồng Tết nào cũng họp nhau tại quán của Phúc, gọi một bàn nào chả lụa, bánh tết, thịt kho, uống rượu gạo như uống nước, uống say ôm nhau khóc, an ủi nhau cố gắng làm vài năm, dành dụm tiền đem con về quê làm ăn.

Có cô dâu năm nào cũng về quê chồng ăn Tết đã 3 năm, mẹ chồng khó tính, ăn Tết không một chút vui vẻ, năm nay cô phải vờ bệnh để nằm lại thành phố, chấp nhận ăn Tết một mình. Cô đến quán người Việt để tìm chút không khí vui ngày Tết, và làm quen ngay với một nhóm có cả công nhân lẫn cô dâu Hàn Quốc. Họ trò chuyện xôm tụ, đến cuối ngày thì về hết, chỉ còn lại ba cô dâu quê miền Tây.

Hoàn cảnh của họ cũng chẳng vui vẻ gì, hai cô còn lại, một cô thì bị mẹ chồng chê vụng, không hợp với người Hàn. Ngày Tết, chồng cô, là con trai một, chở mẹ chồng đi chùa chiền khắp các tỉnh lân cận, để cô ở nhà thui thủi một mình. Còn cô kia thì nhà chồng tuy đông nhưng rời rạc, ngày Tết cả nhà chồng mạnh ai nấy... ngủ. Mình cô nôn nao vì nhớ nhà, nên không ngủ, bỏ ra quán góp vui. Ba nàng dâu yêu cầu mở bản “Bông điên điển”, bài ca yêu thích của xứ họ, đến đoạn “chồng gần không lấy đi lấy chồng xa, giờ đây nhớ mẹ thương cha”, cô nào cũng òa khóc...

Để có cái Tết ấm

Cô dâu Ngô Thị Kiều Phúc cũng chia sẻ, nhưng dù thế nào, thì sống vui hay buồn, ăn Tết ấm áp hay lạnh lẽo, cũng phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực hòa nhập của các cô dâu.

Phúc kể câu chuyện của cô dâu Phan Thị Hoàng Anh, quê Cái Bè, Tiền Giang. Chồng cô năm nào đến Tết cũng sang than thở với Phúc rằng: “Vợ tôi nó không chịu hiểu, cả năm nếu tôi nấu ăn thì thôi, nó mà nấu nó nấu toàn món Việt Nam, mẹ tôi già ăn không được món lạ. Tết đến tôi đi mua phần tôi, nó ra chợ Việt Nam mua phần của nó, vậy làm sao gia đình ăn Tết vui được?”.

Có cô dâu thì đến Tết không hề lo toan gia đình, suốt ngày ôm máy điện thoại gọi về quê, “cập nhật” tình hình đón Tết, ăn Tết ở quê nhà. Có cô dâu khác, kinh tế khá giả hơn và “cầm quyền” nhà chồng thì cứ Tết là ẵm con về Việt Nam ăn Tết, mặc cho nhà chồng can ngăn.

“Làm việc gì cũng phải xuất phát từ tấm lòng”, đó là đúc kết của cô dâu Ngô Thị Kiều Phúc. Cô cũng kể về những gia đình chồng Hàn vợ Việt rất hạnh phúc, ăn những cái Tết rất ấm áp. Đó là những cô dâu rất biết chăm chút, vun vén, hài hòa giữa hai nền văn hóa Việt - Hàn. Nhiều cô dâu rất được mẹ chồng thương vì làm bánh Cúc (món ăn truyền thống ngày Tết của Hàn Quốc, như bánh chưng ở Việt Nam), kim chi ngon hơn cả nàng dâu Hàn chính hiệu.

Đó còn là những gia đình mà các ông chồng biết sẻ chia, cảm thông cho vợ mình khi phải đón những cái Tết quá xa quê cha đất Tổ. Những ông chồng ấy, người ta thường bắt gặp ở những khu chợ Việt Nam ngày cận Tết. Họ cùng vợ tay trong tay đi mua bánh chưng, dưa hấu, củ kiệu, măng khô, mứt Tết về để cùng ăn với kim chi, bánh Cúc, để cái Tết hòa quyện ngọt ngào như niềm hạnh phúc trong gia đình họ.

Tết năm nay, cô dâu Ngô Thị Kiều Nhi, quê Bình Thuận, ăn cái Tết cuối cùng ở Việt Nam trước khi sang Đài Loan cùng chồng. Góp nhặt những “kinh nghiệm” của chị em đi trước, Nhi đã trang bị cho mình nhiều kiến thức về văn hóa, cách sống, sinh hoạt và món ăn xứ Đài. Cô quyết tâm chinh phục được nhà chồng bằng sự khéo léo và tấm lòng của mình, Nhi tin rằng những điều đó sẽ khiến mình có được hạnh phúc, dù làm dâu ở Việt Nam hay Hàn Quốc, Đài Loan.

Ngọc Mai

Đọc thêm

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.