Tên mới của các xã, phường, thị trấn sau sắp xếp ở Vĩnh Phúc

 Một góc tỉnh Vĩnh Phúc.
Một góc tỉnh Vĩnh Phúc.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - UBND tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến tên mới của các xã, phường, thị trấn trong tỉnh sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã báo cáo Bộ Nội vụ phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, Vĩnh Phúc không có đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện sắp xếp và khuyến khích sắp xếp; giữ nguyên 9/9 huyện, thành phố.

Với cấp xã, tỉnh Vĩnh Phúc đề xuất sắp xếp 28/136 đơn vị hành chính cấp xã để thành lập 13 đơn vị hành chính cấp xã mới.

Sau sắp xếp, Vĩnh Phúc còn 121 đơn vị hành chính cấp xã (88 xã, 15 phường và 18 thị trấn), giảm 15 đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.

Các đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp và dự kiến tên mới của các xã, phường, thị trấn sau sắp xếp ở Vĩnh Phúc như sau:

Huyện Vĩnh Tường sáp nhập xã Tân Tiến và xã Đại Đồng thành xã mới mang tên Đồng Tiến; sáp nhập xã Lý Nhân và xã An Tường thành xã Lý An; sáp nhập xã Vân Xuân và xã Bình Dương thành xã Lương Điền; xã Vĩnh Ninh sáp nhập với xã Phú Đa thành xã mới Vĩnh Phú; sáp nhập 3 xã Việt Xuân, Bồ Sao, Cao Đại thành xã mới Mộ Chu.

Sáp nhập xã Vĩnh Sơn vào thị trấn Thổ Tang, mang tên thị trấn Thổ Tang; xã Tam Phúc sáp nhập vào Thị trấn Vĩnh Tường, mang tên thị trấn Vĩnh Tường.

Huyện Yên Lạc sáp nhập xã Hồng Châu và xã Hồng Phương thành xã mới mang tên Hồng Châu.

Huyện Sông Lô sáp nhập xã Bạch Lưu và Hải Lựu thành xã Hải Lựu; sáp nhập xã Nhạo Sơn, xã Như Thụy vào thị trấn Tam Sơn thành đơn vị hành chính mới là thị trấn Tam Sơn.

Huyện Lập Thạch sáp nhập xã Đình Chu và xã Triệu Đề thành xã Tây Sơn.

Huyện Tam Dương sáp nhập xã Vân Hội và Hợp Thịnh thành xã Hội Thịnh.

Thành phố Phúc Yên sáp nhập phường Trưng Trắc và phường Trưng Nhị thành phường mới Hai Bà Trưng.

Các đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp và dự kiến tên mới của các xã, phường, thị trấn sau sắp xếp ở Vĩnh Phúc.

Các đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp và dự kiến tên mới của các xã, phường, thị trấn sau sắp xếp ở Vĩnh Phúc.

Năm 2024, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quy định. Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, giải quyết chế độ, chính sách dôi dư, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp.

Vĩnh Phúc khẳng định, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 được thực hiện đúng nguyên tắc, quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; phù hợp với yêu cầu sắp xếp, tổ chức, tăng quy mô đơn vị hành chính và góp phần tinh gọn bộ máy…

Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1950, trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên; năm 1968 sáp nhập với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú.

Từ ngày 1/1/1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, ngày 1/8/2008, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc chuyển về thuộc Hà Nội.

Diện tích tự nhiên hiện nay của Vĩnh Phúc rộng 1.236 km2 (theo niên giám thống kê năm 2021). Vĩnh Phúc có 41 dân tộc anh, em sinh sống trên địa bàn, trong đó chủ yếu là các dân tộc: Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao, Cao Lan, Mường.

Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện: 2 thành phố (Vĩnh Yên và Phúc Yên) và 7 huyện (Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên).

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của cả nhiệm kỳ

Hà Nội: Phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của cả nhiệm kỳ

(PLVN) - Chiều 11/12, tại Kỳ họp lần thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, mặc dù một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm khó đạt được, nhưng TP dứt khoát không điều chỉnh mà sẽ quyết tâm, phấn đấu cao nhất trong năm 2025 để cả nhiệm kỳ cao nhất có thể, tạo nền tảng tốt cho nhiệm kỳ sau...

Đọc thêm

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân
(PLVN) -  Năm 2024, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Bình Định đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh khu vực biên giới biển, cũng như coi việc xây dựng thế trận lòng dân là nền tảng nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, để xây dựng nền biên phòng toàn dân tạo môi trường thuận lợi phát triển KT-XH của tỉnh.

HĐND tỉnh Cà Mau thông qua 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật

HĐND tỉnh Cà Mau thông qua 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật
(PLVN) - HĐND tỉnh Cà Mau đã nhất trí biểu quyết thông qua 25 Nghị quyết trên các lĩnh vực, trong đó, có 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả một số văn bản pháp luật mới ban hành và những vấn đề quan trọng, cấp thiết ở địa phương...

Chuyên gia Australia và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi tại Bạc Liêu

Chuyên gia Australia và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi tại Bạc Liêu
(PLVN) - Để cùng tìm hiểu, chia sẻ kinh nghiệm về pháp lý và thực tiễn phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, ngày 11/12, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Đại sứ quán (ĐSQ) Australia tại Việt Nam và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm Phát triển Điện gió ngoài khơi của Việt Nam.

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách
(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.