Tập huấn tuyên truyền Đại hội XIII của Đảng: Những điểm nổi bật

Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo khai mạc tập huấn.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo khai mạc tập huấn.
(PLVN) - Một trong những điểm nổi bật của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là công tác chuẩn bị nhân sự được đặc biệt chú trọng về chất lượng.

Hôm qua (28/12), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền Đại hội lần thứ XIII của Đảng cho hơn 300 phóng viên đến từ 115 cơ quan thông tấn, báo chí.

Số lượng cán bộ được quy hoạch ít hơn, chặt chẽ hơn 

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo nhấn mạnh ý nghĩa, vai trò của công tác tuyên truyền về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Theo đó, công tác tuyên truyền không chỉ tăng cường đưa những thông tin chính thống về Đại hội lần thứ XIII của Đảng mà còn chủ động ngăn chặn, đấu tranh kịp thời, hiệu quả các hoạt động lợi dụng việc góp ý kiến để tán phát các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, lệch lạc, tiêu cực, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta; kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn, hành động phá hoại của các thế lực thù địch, phản động, những phần tử bất mãn, cơ hội chính trị.

Thông qua tuyên truyền Đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội XIII của Đảng sẽ bồi đắp niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; khơi dậy và cổ vũ tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước cường thịnh.

Tại hội nghị, các phóng viên báo chí đã được nghe ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương (TƯ) giới thiệu hai chuyên đề về “Công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ XII và công tác chuẩn bị cho Đại hội XIII” và “Những điểm mới nổi bật trong dự thảo các văn kiện tại Đại hội XIII của Đảng”.

Ông Nguyễn Đức Hà cho biết, theo dự kiến, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành TƯ Khóa XII sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2021. Đây là hội nghị cuối cùng trước khi tổ chức Đại hội Đảng lần thứ XIII; hội nghị sẽ rà soát lại lần cuối cùng các công việc chuẩn bị cho Đại hội XIII, cũng như trường hợp “đặc biệt” và nhân sự chủ chốt của Đảng, Nhà nước trong nhiệm kỳ tới. 

Đề cập về những cách làm mới, đáng chú ý trong quá trình chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng, ông Hà thông tin: việc quy hoạch cán bộ cấp chiến lược phục vụ công tác nhân sự Đại hội XIII được chỉ đạo chặt chẽ, tiến hành từng bước, từng việc thận trọng, kỹ lưỡng và bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch hơn. 

Cùng với đó, số lượng cán bộ được quy hoạch Ban Chấp hành TƯ Khóa XIII ít hơn, chặt chẽ hơn so với Khóa XII và việc tổ chức các lớp bồi dưỡng cũng được đổi mới, hiệu quả hơn. Qua nhiều lần quy hoạch, bổ sung, điều chỉnh, TƯ bỏ phiếu kín giới thiệu và đưa vào quy hoạch cán bộ cấp chiến lược khoảng 222 đồng chí, giảm gần 300 so với số quy hoạch Khóa XII. 

Quyết tâm chính trị cao trong đấu tranh chống tham nhũng

Theo ông Nguyễn Đức Hà, việc quy hoạch Ban Chấp hành TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, nhiệm kỳ 2021-2026 cũng được tiến hành từng bước thận trọng theo quy trình chặt chẽ, dân chủ và trước hết là tập trung quy hoạch nhân sự phục vụ Đại hội XIII, không thể vừa quy hoạch nhân sự Khóa XIII, vừa quy hoạch nhân sự cho “các nhiệm kỳ tiếp theo” như nhiệm kỳ trước.

Trong quy hoạch nhân sự Đại hội XIII thì tiến hành quy hoạch Ban Chấp hành TƯ trước; quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư sau; cuối cùng là quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước.

Điểm nổi bật nữa là công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng được đặc biệt chú trọng về chất lượng trên cơ sở bảo đảm số lượng và cơ cấu hợp lý, nhưng không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Ban Chấp hành TƯ Khóa XIII phải thật sự là một tập thể đoàn kết thống nhất, trong sạch vững mạnh; có tư duy đổi mới và tầm nhìn chiến lược; tiêu biểu cho toàn Đảng về trí tuệ, tính chiến đấu, tính kỷ luật và gắn bó mật thiết với nhân dân; đồng thời, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ cao cấp của Đảng. 

Đồng thời, Trung ương khẳng định quyết tâm chính trị rất cao trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm”; kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành TƯ những người không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện và không bỏ sót những cán bộ có đức, có tài, có triển vọng phát triển, có tín nhiệm cao trong cán bộ, đảng viên và nhân dân như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Đức Hà khẳng định, việc chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng được tiến hành chặt chẽ theo quy trình 5 bước và trình tự: chuẩn bị nhân sự tái cử Ban Chấp hành TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trước, nhân sự mới tham gia sau và cuối cùng là trường hợp “đặc biệt”.

Những trường hợp “đặc biệt” so với quy định chung cần tham gia Ban Chấp hành TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Khóa XIII, Bộ Chính trị sẽ cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng, nhiều mặt và thông qua quy trình chặt chẽ, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch trước khi trình Ban Chấp hành TƯ xem xét, quyết định việc giới thiệu với Đại hội và Ban Chấp hành TƯ Khóa XIII. 

Theo ông Nguyễn Đức Hà, Đại hội lần thứ XIII của Đảng có tổng số 1.590 đại biểu, trong đó có 194 đại biểu đương nhiên, 1.381 đại biểu được bầu và 15 đại biểu được chỉ định. So với Đại hội XII, số đại biểu của Đại hội XIII tăng 80 đại biểu.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...