Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách ở Bạc Liêu

(PLVN) - Ngày 30/8, Sở Tư pháp – Cơ quan Thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tại 7 điểm cầu cấp huyện và 64 điểm cầu cấp xã, phường, thị trấn tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2023.

Tham dự Hội nghị tập huấn, có ông Phan Hồng Nguyên - Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp); ông Trần Minh Đức – Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bạc Liêu; Đại diện lãnh đạo các cơ quan cấp tỉnh thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh; Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; Công chức phụ trách công tác thanh tra, pháp chế các Sở, Ban, Ngành; Giảng viên Trường Chính trị Châu Văn Đặng;… Hội viên Hội Luật gia tỉnh Bạc Liêu; Đại diện lãnh đạo các cơ quan là thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các huyện, thị xã, thành phố.

Ông Trần Minh Đức – Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bạc Liêu, phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn.

Ông Trần Minh Đức – Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bạc Liêu, phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn.

Phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn, ông Trần Minh Đức – Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bạc Liêu, nhấn mạnh: “Hoạt động truyền thông dự thảo chính sách là một phần trong hoạt động truyền thông Nhà nước nói chung và truyền thông Chính phủ nói riêng, hoạt động này có vai trò ý nghĩa sức quan trọng. Truyền thông dự thảo chính sách là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và ban hành chính sách, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, góp phần nâng cao chất lượng chính sách, thể chế, tính khả thi của VBQPPL, tạo đồng thuận xã hội đối với những chính sách, quy định pháp luật cần phải được ban hành hoặc điều chỉnh theo yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, cũng như nâng cao ý thức tôn trọng, tuân theo pháp luật của người dân, doanh nghiệp.

Truyền thông chính sách còn là phương thức cơ bản để người dân được “hưởng thụ” quyền dân chủ của mình” và xây dựng pháp luật, quản lý nhà nước; bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013. Đồng thời, truyền thông dự thảo chính sách giúp củng cố, xây dựng niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước; phát huy dân chủ, đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước”.

Báo cáo viên Phan Hồng Nguyên - Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) giới thiệu một số nội dung cơ bản của 04 Chuyên đề do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo.

Báo cáo viên Phan Hồng Nguyên - Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) giới thiệu một số nội dung cơ bản của 04 Chuyên đề do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo.

Tại Hội nghị tập huấn, Báo cáo viên Phan Hồng Nguyên - Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), đã triển khai một số nội dung cơ bản của 04 Chuyên đề do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo: Những vấn đề chung về truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Kỹ năng xây dựng kế hoạch tổ chức truyền thông dự thảo chính sách; Kỹ năng tích hợp, đăng tải, khai thác thông tin nội dung dự thảo chính sách và những vấn đề liên quan trên Cổng thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia, các phần mềm về phổ biển, giáo dục pháp luật; Kỹ năng cung cấp thông tin, tiếp nhận, xử lý thông tin góp ý và phản hồi ý kiến góp ý đối với dự thảo chính sách, Giới thiệu một số hình thức truyền thông dự thảo chính sách, văn bản quy phạm pháp luật.

Theo Báo cáo viên Phan Hồng Nguyên, để truyền thông dự thảo chính sách có hiệu quả hơn trong thời gian tới, phải phát huy vai trò của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp trong chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan, tổ chức ở Trung ương, địa phương thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.

Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật cần chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch truyền thông dự thảo chính sách hàng năm, trong đó xác định nội dung dự thảo chính sách cần truyền thông, hình thức truyền thông, cơ quan báo chí phối hợp, nguồn lực bảo đảm thực hiện… phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin, báo chí trong tổ chức truyền thông dự thảo chính sách.

Đồng thời, trong quá trình thực hiện, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật cần tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin góp ý, phản hồi, phản biện xã hội của các cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp về dự thảo chính sách để kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Song song đó, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý thông tin, báo chí ở Trung ương, địa phương; báo cáo viên pháp luật, công chức pháp chế các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, sở, ngành địa phương; tuyên truyền viên pháp luật theo quy định tại Đề án,…

Quang cảnh Hội nghị tập huấn.

Quang cảnh Hội nghị tập huấn.

Trước đó, Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bạc Liêu đã ban hành văn bản triển khai đến một số cơ quan có liên quan là thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức triển khai 07 Chuyên đề.

Thông qua Hội nghị tập huấn, lãnh đạo các ngành, các cấp, đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, tuyên truyền viên pháp luật cấp xã; công chức nhận chế các Sở, ban, ngành cũng như đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý thông tin, báo chí thực hiện tốt công tác truyền thông dự thảo các chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương ngày càng tốt hơn./.

Đọc thêm

Hội thảo Pháp luật: “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm”

Hội thảo Pháp luật: “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm”
(PLVN) -  Để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa nắm vững quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video Pháp Luật tổ chức Hội thảo về “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm” sẽ diễn ra vào ngày chiều 25/12/2024 tại TP. HCM.

Bình Định vượt chỉ tiêu thi hành án dân sự

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Định đã thi hành xong 8.529 việc và về tiền thi hành hơn 717 tỷ đồng; vượt chỉ tiêu cả về việc và tiền so với chỉ tiêu của Tổng cục THADS giao.

Gia Lai tổng kết công tác Tư pháp năm 2024

Gia Lai tổng kết công tác Tư pháp năm 2024
(PLVN) - Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác Tư pháp năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác Tư pháp năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Lê Thị Ngọc Lam, Giám đốc Sở Tư pháp cùng các lãnh đạo Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai.

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

(PLVN) - Ngày 20/12, tại Quảng Nam, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến góp ý, đánh giá đối với việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay”.

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang
(PLVN) -  Chiều 18/12, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Trường Cao đẳng Luật Miền Nam trao tặng “Mái ấm Tư pháp” cho chị Nguyễn Thị Nhung (nhân viên Trường Cao đẳng Luật miền Nam) tại khu vực 6, phường IV, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh
(PLVN) - Ngày 12/12, Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ theo dõi THADS, theo dõi thi hành àn hành chính năm 2025 và ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS tại TP. HCM. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dự, chỉ đạo hội nghị và chứng kiến lễ ký kết.

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.