Theo đó các dịch vụ bổ trợ người dân và doanh nghiệp được hoạt động có tổ chức hành nghề công chứng, luật sư, đấu giá tài sản, thừa phát lại, trọng tài thương mại, hòa giải thương mại, tư vấn pháp luật, giám định tư pháp, quản lý-thanh lý tài sản.
Thực hiện chức năng tham mưu giúp UBND TP Hồ Chí Minh quản lý Nhà nước trong hoạt động bổ trợ tư pháp trên địa bàn, Sở Tư pháp đã ban hành công văn yêu cầu Trưởng các tổ chức bổ trợ tư pháp quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND TP Hồ Chí Minh tại Chỉ thị số 18 đến toàn bộ nhân viên, người lao động của đơn vị. Trong đó lưu ý, các đơn vị căn cứ tính chất hoạt động chuyên môn để xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch, phương án tại đơn vị; thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 để xem xét, điều chỉnh các biện pháp phù hợp.
Thường xuyên tự đánh giá, tổ chức thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch tại các Văn phòng làm việc của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Chủ động thực hiện các biện pháp quản lý điều hành cần thiết, sắp xếp nhân sự hợp lý, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ; thực hiện công khai thông tin rộng rãi để người dân, doanh nghiệp biết, lựa chọn thời gian, cách thức nộp hồ sơ phù hợp; chủ động thu xếp lịch hẹn giải quyết, trả kết quả hồ sơ tránh tình trạng tập trung đông người…
Tương tự, Sở Tư pháp Sơn La cũng đã ban hành kế hoạch thực hiện ứng dụng công nghệ trong phòng, chống dịch COVID-19. Kế hoạch nhằm tăng cường triển khai các nền tảng ứng dụng công nghệ phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 của cơ quan, đơn vị. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công chức, viên chức và người lao động cơ quan trong thực hiện khai báo y tế điện tử và được cấp mã QR; 100% người sử dụng điện thoại thông minh (đáp ứng yêu cầu về cấu hình) thực hiện cài đặt các ứng dụng Bluzone; 100% các cơ quan, đơn vị thuộc sở thực hiện việc đăng ký, công khai mã QR để thực hiện quản lý thông tin người ra, vào bằng mã QR.
Theo đó, Sở Tư pháp Sơn La triển khai cài đặt các ứng dụng trong phòng chống dịch COVID-19, trong đó yêu cầu 100% công chức, viên chức và người lao động thuộc các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở thực hiện việc cài đặt ứng dụng Bluzone trên điện thoại thông minh (nếu thiết bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật).
100% công chức, viên chức và người lao động thuộc các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở phải thực hiện việc khai báo y tế điện tử, đăng ký tạo mã QR trên ứng dụng Bluzone; thực hiện quét mã QR khi đến làm việc tại cơ quan và các địa điểm công cộng.
Công chức, viên chức và người lao động thuộc các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở thực hiện việc đăng ký tạo mã QR công cộng (trên trang https://tokhaiyte.vn/ ); in ấn đủ số lượng, dán công khai ở vị trí thuận tiện để khách đến giao dịch thực hiện việc quét mã QR.
100% công chức, viên chức, người lao động đến làm việc phải thực hiện quét mã QR để khai báo trước khi vào cơ quan; thường xuyên cập nhật tính năng mới trên ứng dụng để đảm bảo triển khai kịp thời, có hiệu quả. Đây là phương pháp hiệu quả nhất để quản lý thông tin di chuyển và phục vụ truy vết đối với các cá nhân trong công tác phòng, chống dịch covid-19.
Đối với những trường hợp không có điện thoại thông minh: (1) nếu là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện “Khai báo y tế hộ” và sinh mã QR cá nhân cho người đó; (2) nếu là người thân trong gia đình thì công chức, viên chức và người lao động phải có trách nhiệm “Khai báo y tế hộ” và cài mã QR cá nhân cho người thân của mình.
Trưởng các phòng chuyên môn, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở có trách nhiệm quán triệt kịp thời đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động triển khai ứng dụng công nghệ trong công tác phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"