Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong hội nhập quốc tế

Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 29/11, Viện Dân tộc học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị Dân tộc học Quốc gia thường niên năm 2023 với chủ đề “Một số vấn đề mới về dân tộc ở nước ta hiện nay”.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Phan Chí Hiếu nêu rõ, trong lịch sử phát triển của đất nước, vấn đề dân tộc luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán nguyên tắc: “Đoàn kết toàn dân tộc là chiến lược của cách mạng Việt Nam; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc”. Nguyên tắc này được thể hiện xuyên suốt trong các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước gắn với chính sách cụ thể ở một số tộc người, địa phương và trên cả nước qua các thời kỳ lịch sử; thể hiện ý nghĩa to lớn, sâu sắc trong giải quyết các vấn đề về dân tộc, phát huy nguồn lực của các dân tộc, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong quá trình đổi mới đất nước, tình hình kinh tế - xã hội của nước ta và ở vùng dân tộc thiểu số có nhiều bước phát triển, chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững; quyền và lợi ích chính đáng của người dân các dân tộc được đảm bảo; đời sống văn hóa, xã hội của người dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ đói nghèo giảm, chất lượng giáo dục, đời sống được nâng lên; công tác nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, chính sách dân tộc nói riêng từng bước được hoàn thiện.

Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Phan Chí Hiếu khai mạc Hội nghị.

Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Phan Chí Hiếu khai mạc Hội nghị.

Tuy nhiên, theo ông Phan Chí Hiếu, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, kịp thời giải quyết, như sự phân hóa xã hội, chênh lệch khoảng cách phát triển, nhất là mức độ giàu - nghèo giữa các vùng miền, giữa các dân tộc và trong từng dân tộc có những ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến công tác quản lý xã hội, phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng an ninh; ô nhiễm môi trường sống, không gian sinh tồn của người dân và cộng đồng dần bị thu hẹp; kinh tế ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển còn chậm, thiếu bền vững...

Chia sẻ tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thanh Bình (Viện Dân tộc) học đánh giá, ý thức quốc gia - dân tộc là nhân tố rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển một quốc gia; ý thức quốc gia-dân tộc cư dân vùng biên giới là nhóm xã hội luôn được các nước quan tâm... Để tiếp tục nâng cao hơn nữa nhận thức về biên giới, lãnh thổ quốc gia, ý thức quốc gia - dân tộc cho tất cả các tầng lớp nhân dân các tộc người vùng biên cần tiếp tục ưu tiên phát triển hệ thống giáo dục phổ thông; đầu tư hơn nữa cho hạ tầng và chất lượng các hình thức thông tin truyền thông, tăng cường truyền thông liên quan đến các biểu tượng văn hóa quốc gia cho cư dân vùng biên.

Cùng với đó, cần bồi dưỡng tình cảm của nhân dân về tình yêu quê hương, đất nước; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả hơn nữa các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới nhằm nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào; cần đưa thêm chính sách về tăng cường ý thức quốc gia - dân tộc vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, từ đó tăng cường ý thức quốc gia - dân tộc của các tộc người.

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Theo PGS.TS Bùi Xuân Đính (Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam), để từng bước giúp đồng bào các tộc người thiểu số vùng biên vượt qua những khó khăn, thách thức hiện nay, các ngành chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước phải vào cuộc quyết liệt, từ quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, nhất là nông nghiệp và công nghiệp để đồng bào yên tâm, chủ động với các hoạt động mưu sinh tại địa phương.

Tại Hội nghị, các chuyên gia, nhà khoa học đã trao đổi, thảo luận, nhận diện những vấn đề mới về dân tộc của nước ta hiện nay, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, biên giới, ven biển và hải đảo; phân tích và làm rõ các nguyên nhân tác động, dự báo xu hướng mới, qua đó cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách dân tộc, giải quyết tốt hơn các vấn đề dân tộc ở nước ta, góp phần phát triển bền vững các tộc người, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng cộng đồng quốc gia - dân tộc Việt Nam trong bối cảnh đổi mới, hội nhập quốc tế.

Đọc thêm

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 1: Nhận diện vấn đề

Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”, là nguồn lực, động lực cho phát triển. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng lập pháp và thi hành pháp luật đã được chỉ ra qua nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều kỳ họp Quốc hội vẫn chưa được khắc phục triệt để...

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Hội thảo khoa học quốc gia 'Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn'

Ảnh minh họa. Nguồn: VOV
Ngày mai - 15/11, Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức.

Việt Nam - Peru hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường tại Sân bay Quốc tế Jorge Chávez ở Lima, Peru. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ là dấu mốc lịch sử, góp phần củng cố nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Từ ngày 11 đến ngày 13/11/2024,tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 50. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: