Tần ngần khi Cột cờ Hà Nội chuyển tên thành... kỳ đài

Đến Hà Nội, nhiều du khách mong được chiêm ngưỡng “Cột cờ Hà Nội”, một cái tên, một địa danh thiêng liêng đã đi vào sử sách, vào thơ, vào nhạc. Thế nên, không ít người tần ngần trước dòng chữ “kỳ đài”...

Đến Hà Nội, nhiều du khách mong được chiêm ngưỡng “Cột cờ Hà Nội”, một cái tên, một địa danh thiêng liêng đã đi vào sử sách, vào thơ, vào nhạc. Thế nên, không ít người tần ngần trước dòng chữ “kỳ đài”...

Cụm từ đã đi vào tâm thức

Trên đường Điện Biên Phủ, ngay gần cửa Bảo tàng Quân sự có một tấm biển đề hàng chữ: “Di sản văn hóa thế giới: Di tích kỳ đài”. Không cứ gì du khách, nhiều người dân Hà Nội đi qua đây đã rất ngỡ ngàng với câu hỏi: “Tại sao không phải là “Cột cờ Hà Nội” mà lại là “Kỳ đài”? Nghe thật lạ lẫm!”.

Tần ngần khi Cột cờ Hà Nội chuyển tên thành... kỳ đài ảnh 1
 

Thắc mắc của người dân xét về mặt ngữ nghĩa và về mặt tinh thần đều có lý. Từ “kỳ đài” là từ Hán Việt trong đó nghĩa từng từ kỳ là cờ, đài là nhà làm cao để có thể nhìn xa. Trong sử sách, kỳ đài là một hạng mục không thể thiếu đối với những thành quách ở kinh đô và cựu đô ở thời Nguyễn. Kỳ đài Thăng Long theo sách Đại Nam nhất thống chí chép, “đời vua Gia Long năm thứ tư, sai quan đốc sức việc xây đắp, trong thành dựng kỳ đài”.

Cũng theo sử sách, mặc dù tại Kỳ đài Hà Nội trên đỉnh có biển đề hai chữ “kỳ đài” nhưng đã từ lâu người dân Hà Nội quen với tên gọi “Cột cờ Hà Nội” và địa danh này được coi như một biểu tượng của Hà Nội... Nơi đây đã từng trải qua những phen binh lửa khi quân Pháp chiếm Hà Nội, chứng kiến sự hy sinh oanh liệt của hai quan Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu, cũng như những sự kiện lịch sử hào hùng của cách mạng Việt Nam sau này.

Như vậy, cả về mặt ngữ nghĩa, lẫn tinh thần, cụm từ “Cột cờ Hà Nội” đã thực sự gắn bó, ăn sâu vào tâm thức của mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người Việt Nam nói chung. Còn nhớ, lúc sinh thời, nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết: “Nhà tôi 24 Cột Cờ/ Ai yêu thì ghé, hững hờ thì qua”. Còn theo cuốn “Đường phố Hà Nội” của Nguyễn Vinh Phúc và Trần Huy Bá (NXB Hà Nội, 1979), ngày 7/5/1954, con đường chạy dưới chân Cột cờ Hà Nội đã từng được gọi tên là đường Cột Cờ. Sau này, “ngày 7/5/1954, trong không khí toàn dân tưng bừng kỷ niệm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, vào lúc 17h30, quân và dân Hà Nội đã tổ chức lễ trọng thể đổi tên đường Cột Cờ là đường Điện Biên Phủ”.

Dùng từ Hán - Việt tùy tiện, nên chăng?

Người viết bài này không phải là nhà ngôn ngữ học nên không dám lạm bàn sâu về câu chuyện ngôn ngữ. Chỉ biết rằng, vấn đề dùng từ Hán - Việt thế nào cho phù hợp, để bảo tồn sự trong sáng của tiếng Việt không phải bây giờ mới được nhắc đến.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khi nói và viết, Người không bao giờ dùng từ Hán -Việt nếu từ đó có thể thay thế bằng những từ thuần Việt. Ví dụ, Người nói hoặc viết “học sinh trai”,”học sinh gái” chứ không phải là “nam học sinh”, “nữ học sinh”, trong những năm chống Mỹ, Bác Hồ đã thay thế từ “nữ dân quân” bằng từ “dân quân gái”; phong trào thi đua “Ba đảm nhiệm” bằng phong trào thi đua “Ba đảm đang”...

Biển hiệu “Di tích kỳ đài” và Cột cờ Hà Nội
Biển hiệu “Di tích kỳ đài” và Cột cờ Hà Nội

Mặc dù là người thông thạo nhiều ngoại ngữ, nhất là Hán ngữ, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã  nêu tấm gương cho chúng ta về làm trong sáng tiếng Việt - trách nhiệm của mỗi người Việt Nam thực thụ. Nhiều từ thuần Việt, khi được Người mạnh dạn thay thế đã được báo chí sử dụng theo và sau đó, các từ mới này đã hoàn toàn chiếm ưu thế.

Tuy nhiên, Người cũng rất am hiểu sự tinh tế, sức sống riêng của những từ Hán - Việt và kể cả những từ có nguồn gốc nước ngoài khác trong kho tàng ngôn ngữ Việt Nam. Chính vì thế, khi sắp đi xa, trong Di chúc, Người viết “tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho các cháu thanh niên và nhi đồng”. Thử nghĩ xem nếu “nhi đồng” được thay bằng “trẻ con” - là từ thuần Việt tương ứng, tương tự như “Hội phụ nữ” thay bằng “Hội đàn bà” trong những ngữ cảnh này là không phù hợp chút nào.

Gần đây, trong văn phong báo chí, có tình trạng lạm dụng từ Hán - Việt quá nhiều. Không những thế, còn lạm dụng sai. Đơn cử như từ “cứu cánh”, theo Hán - Việt từ điển của Đào Duy Anh thì “cứu cánh” có nghĩa đúng là “mục đích cuối cùng”, nhưng khá nhiều người thường hay hiểu từ này với nghĩa là “cứu giúp” hoặc “cứu vãn”...

Do đó, một câu hỏi đặt ra ở đây là dùng từ Hán - Việt tùy tiện, nên chăng? Nhất là khi bản thân người dùng không hiểu rõ về từ đó mà chỉ dùng như một thói quen, hoặc từ đó đã có từ thuần Việt thay thế và đang được người dân yêu thích sử dụng như ví dụ về “kỳ đài” và “Cột cờ Hà Nội” đã nói ở trên.

Trước tình hình quá lạm dụng từ Hán - Việt của giới báo chí, cũng như tình trạng bùng phát “ngôn ngữ thời @”, “ngôn ngữ tuổi teen” trong đời sống hàng ngày, Ban Tuyên giáo trung ương mới đây đã đưa ra yêu cầu nhất thiết phải làm trong sáng ngôn ngữ tiếng Việt.

Đây cũng chính là nhiệm vụ của mỗi người cầm bút theo quy định của Luật Báo chí: “Góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam” - Khoản 5 Điều 6 Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí.

Hồng Minh  

Đọc thêm

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.