Tai nạn giao thông cũng tại… công tác quản lý nhà nước

Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường tại cuộc đối thoại trực tuyến “Chung tay giảm thiểu tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ” qua cổng thông tin điện tử Chính phủ sáng qua (2/7) khi đề cập đến nguyên nhân khiến tình trạng an toàn giao thông ngày càng tồi tệ như thời gian qua.

Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường tại cuộc đối thoại trực tuyến “Chung tay giảm thiểu tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ” qua cổng thông tin điện tử Chính phủ sáng qua (2/7) khi đề cập đến nguyên nhân khiến tình trạng an toàn giao thông ngày càng tồi tệ như thời gian qua.

Ông Nguyễn Hồng Trường
Ông Nguyễn Hồng Trường.

- Rất nhiều người phản ánh lái xe bất cẩn trên đường cũng do chủ xe ép tiến độ, thời gian. Từ góc độ quản lý nhà nước, xin Thứ trưởng cho biết những biện pháp có thể chấm dứt được tình trạng này?

- Có thể nói trong thời gian vừa qua, Bộ đã có nhiều giải pháp để quản lý tốt hơn công tác vận tải nói chung và đặc biệt là vận tải hành khách, hàng hóa. Đặc biệt, Bộ yêu cầu các đơn vị vận tải lắp thiết bị giám sát hành trình (còn gọi là “hộp đen”). Trước ngày 1/7/2012, khuyến khích lắp đặt. Từ 1/7/2012 đến nay bắt buộc lắp đặt cho tất cả các xe.

- Sáng 1/7, thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội kiểm tra 17 xe khách phát hiện hộp đen của 12 xe không hoạt động. Ông có ý kiến gì?

- Trước 1/7/2013 chưa kiểm tra việc lắp hộp đen với mục đích là để các chủ phương tiện tự giác thực hiện biện pháp bảo vệ cho chủ xe, an toàn cho hành khách và bản thân. Những chủ xe không thực hiện thì rõ ràng là họ chưa thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng hộp đen để quản lý đội xe, lái xe. Nhưng tôi tin rằng số đó là không nhiều.

Từ 1/7/2013, tất cả các đơn vị vận tải sẽ bị xử phạt nếu không lắp đặt thiết bị hành trình hoặc lắp nhưng các thiết bị đó không hoạt động. Tất cả những thông số trên hộp đen sẽ báo hành trình của xe, cũng như là điều kiện để xử lý doanh nghiệp khi xe xảy ra sự cố. Tới đây, chúng tôi sẽ đề xuất sửa đổi Nghị định 71. Những chủ xe vi phạm nhiều lần, chúng tôi tính xấp xỉ 2% tổng số chủ xe, thì có thể nghiên cứu để dừng cấp giấy phép vận tải, đồng thời không cho lái xe khách nữa đối với lái xe đó.

- Đăng kiểm xe là một phần quan trọng để quyết định chất lượng xe tham gia giao thông nhưng dường như TNGT cũng có “sự đóng góp tích cực” từ phía cơ quan đăng kiểm. Ông nghĩ sao về phản ánh này?

- Tất cả xe lưu thông trên đường đều được đăng kiểm đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Tôi khẳng định không có xe nào “tơi tả” được phép chạy trên đường. Nếu có thì đó là những xe hoạt động ở vùng sâu, vùng xa không đến cơ quan đăng kiểm, hoặc trốn cơ quan chức năng để chạy.

- Vậy các cơ quan đăng kiểm được kiểm soát thế nào để không lọt trường hợp “xe cũ nhưng tiền mới” thì sẽ được qua?

- Bằng việc xây dựng quy trình, quy phạm để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động đăng kiểm, kiểm định thông qua hệ thống máy móc tự động…, hiện tượng tiêu cực được giảm tối đa. Vừa qua chúng tôi đã thành lập các đoàn kiểm tra các trung tâm đăng kiểm, qua đó dừng hoạt động 4 trung tâm, xử phạt 29 cán bộ đăng kiểm, đưa ra khỏi dây chuyền 3 cán bộ đăng kiểm… Và theo quy định 6 tháng chúng tôi sẽ kiểm tra 1 lần để làm trong sạch đội ngũ.

- Định kỳ kiểm tra 6 tháng như vậy thì các trung tâm đăng kiểm có chuẩn bị trước để đối phó không, thưa ông?

- Tôi cho rằng việc xây dựng đạo đức, tác phong, trách nhiệm của người đăng kiểm là chủ yếu… Trong thời gian không dài chúng tôi sẽ loại trừ những cán bộ có biểu hiện tiêu cực trong vấn đề đăng kiểm.

- Việc siết chặt cấp giấy phép lái xe là biện pháp để giảm TNGT, xin Thứ trưởng cho biết về nội dung này?

- Trong thời gian vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng một quy trình cấp phép cho các trung tâm đào tạo lái xe, sát hạch. Để đảm bảo khách quan, chúng tôi đã tách khâu đào tạo và khâu sát hạch. Đối với sát hạch, các trung tâm sát hạch được đầu tư công nghệ hiện đại đáp ứng được tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

Số liệu sát hạch được công khai. Đối với những người trượt sát hạch, chúng tôi cũng có quy trình đào tạo lại, mới được sát hạch lại để đảm bảo chất lượng. Sát hạch phải đảm bảo người được cấp giấy phép lái xe khi ra đường phải có ý thức, trình độ tay nghề.

Đối với đào tạo, người học phải đáp ứng yêu cầu về trình độ và sức khỏe. Hiện có tình trạng người học lái xe nhưng một thời gian dài sau đó mới lái nên trình độ tay nghề cũng không đảm bảo. Ngoài ra, qua kiểm tra đã phát hiện rất nhiều trường hợp bằng giả. Để chống bằng giả, Bộ Giao thông vận tải đã triển khai làm bằng mới theo công nghệ hiện đại, có thể lưu hành quốc tế và đến nay chưa phát hiện bằng giả loại mới.

Vừa qua, chúng tôi cũng đã phối hợp với cảnh sát giao thông (CSGT) kiểm tra các trung tâm sát hạch để phát hiện những “lỗ hổng” trong việc cấp giấy phép lái xe và kiến nghị với Bộ Tài chính cho phép thu chi phí xăng đi đường dài đối với học viên để đảm bảo số giờ học trên đường cho người được đào tạo lái xe.

- Trân trọng cảm ơn ông!

* “Ước tính khoảng 48.600 xe phải lắp hộp đen song đến nay mới có khoảng 20.000 ô tô đã lắp. Tôi cho rằng, những doanh nghiệp không lắp hộp đen cho phương tiện là không quan tâm tới điều kiện an toàn và quản lý doanh nghiệp nên không xứng đáng để tiếp tục kinh doanh trên thị trường, đặc biệt là kinh doanh vận tải hành khách”, ông Nguyễn Hoàng Hiệp (Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia).

* “Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm, lực lượng CSGT đã xử lý gần 3 triệu trường hợp vi phạm giao thông với số tiền phạt lên tới khoảng 1.500 tỷ đồng. Xử lý trên 20 trường hợp CSGT có vi phạm quy trình.

Có vụ CSGT nhận tiền tiêu cực cũng bị xử lý nghiêm túc như chuyển khỏi lực lượng, hoặc xử lý trước pháp luật; lập biên bản trên 400 trường hợp lái xe, chủ hàng vi phạm giao thông đưa tiền  cho CSGT”, ông Trần Sơn Hà (Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an)

Huy Anh (ghi)

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.