Tác động chính trị của pháp lý

Tổng thống Philipines Benigno Aquino III vừa ký ban hành luật về bồi thường cho những nạn nhân của thời kỳ trị vì hơn 20 năm của cựu độc tài Ferdinand Marcos, 27 năm sau khi ông Marcos bị làn sóng biểu tình phản đối của người dân buộc phải bỏ quyền đi tị nạn ở nước ngoài.

Tổng thống Philipines Benigno Aquino III vừa ký ban hành luật về bồi thường cho những nạn nhân của thời kỳ trị vì hơn 20 năm của cựu độc tài Ferdinand Marcos, 27 năm sau khi ông Marcos bị làn sóng biểu tình phản đối của người dân buộc phải bỏ quyền đi tị nạn ở nước ngoài.

Hình minh họa
Hình minh họa

Luật này bao gồm cả bồi thường bằng tiền và những biện pháp chính sách xã hội của nhà nước. Nguồn tiền để thực hiện luật này là những khoản tiền mà ông Marcos gửi ở các ngân hàng nước ngoài trong thời gian cầm quyền từ 1965 đến 1986.

Năm 1995, toà án tối cao Thuỵ Sỹ đã phán quyết trả lại cho Philipines 530 triệu USD từ các tài khoản của ông Marcos ở một số ngân hàng Thuỵ Sỹ, với điều kiện là một phần trong số tiền mà tính cả lãi nay đã lên tới 680 triệu USD sẽ được dùng để bồi thường cho các nạn nhân của thời ông Marcos cầm quyền. Năm 2003, cơ quan tư pháp Philipines xác nhận nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản của gia đình ông Marcos và mở đường cho việc tịch thu và sử dụng số tài sản này.

Từ đó có thể thấy luật về bồi thường nói trên ra đời rất muộn và chỉ có thể lý giải cho sự muộn mằn tới mức không bình thường đó bằng lý do chính trị.

Đương kim tổng thống Philipin Benigno Aquino III có mối thù cá nhân với chính thể của ông Marcos vì người cha đã bị mật vụ chính quyền này sát hại. Bộ luật này là cách thể hiện sự đoạn tuyệt với chính thể của ông Marcos khi phát đi thông điệp bồi thường như thế là đánh giá chính thể ấy vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Ba người tiền nhiệm của ông Benigno Aquino III có thể đã không có sự thôi thúc cá nhân như ông Aquino. Có khắc phục hậu quả quá khứ như thế mới có thể thật sự khép lại quá khứ, hàn gắn những vết thương trong tinh thần và trên cơ thể đất nước để rồi cùng hướng tới và xây dựng tương lai. Thông điệp chính trị từ đó rất rõ ràng và tác động chính trị xã hội rất mạnh mẽ.

Thiên Lang

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.