Sức mạnh làm nên 'Đường Trường Sơn huyền thoại'

Nữ chiến sĩ đơn vị xăng dầu trên đường Tây Trường Sơn những năm chiến tranh. Ảnh: Vương Khánh Hồng
Nữ chiến sĩ đơn vị xăng dầu trên đường Tây Trường Sơn những năm chiến tranh. Ảnh: Vương Khánh Hồng
(PLVN) - Trong 16 năm, Bộ đội Trường Sơn cùng các lực lượng đã xây dựng tuyến vận tải với chiều dài 20.330km, với 6 trục dọc, 21 trục ngang, 1.399km đường ống xăng dầu, 14.000km đường thông tin hữu tuyến và thiết bị tiếp sức, trải rộng trên 400.000km2 thuộc 21 tỉnh của Việt Nam, Lào và Campuchia. Đường Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh đi vào lịch sử như một huyền thoại, một kỳ tích của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Nơi thử thách cao độ ý chí, lòng quả cảm 

Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cho biết: “Tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được biết đến như một con đường huyền thoại của thế kỷ XX.

16 năm, từ lối mòn giao liên bí mật với phương thức vận tải thô sơ, gùi thồ là chủ yếu, Đường Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh đã phát triển thành một hệ thống đường chiến lược nối liền từ hậu phương lớn miền Bắc tới các chiến trường với chiều dài tới gần 20.000km. Trên tuyến đường này đã diễn ra nhiều cuộc chiến đấu vô cùng khốc liệt giữa ta và địch; không quân Mỹ-ngụy đã đánh phá 151.800 trận với 733.000 lần chiếc máy bay, ném xuống tuyến đường gần 4 triệu tấn bom đạn... 

Chiến đấu trên một mặt trận vô cùng ác liệt, nơi thử thách cao độ ý chí, trí tuệ và lòng quả cảm của con người Việt Nam trước vũ khí tối tân của đế quốc Mỹ, Bộ đội Trường Sơn đã đặt lên hàng đầu “yếu tố con người”, xây dựng nên những tập thể cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, lòng trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, ý chí quyết chiến, quyết thắng, dũng cảm, sáng tạo, luôn nhận và hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao”... 

Ngày 13/8/1959, chuyến hàng đầu tiên chính thức băng rừng lội suối, vượt Trường Sơn theo phương thức tuyệt đối bí mật. Sau 8 ngày đêm, cán bộ, chiến sĩ Đoàn 559 đã bàn giao hàng hóa (chủ yếu là vũ khí) cho Khu 5. Với phương châm “địch cứ đánh, ta cứ đi”, bộ đội công binh, thanh niên xung phong là lực lượng tại chỗ luôn bảo đảm thông suốt tuyến đường cho bộ đội vận tải cơ động.

Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh hiện trưng bày bảng thành tích của anh hùng đầu tiên của Bộ đội Trường Sơn: Đại tá, Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Viết Sinh. Trong 6 năm gùi hàng hóa trên đường Trường Sơn núi non hiểm trở, trập trùng đèo dốc, ông Sinh đã mang được hơn 55 tấn hàng trên lưng, cáng hàng trăm thương binh và đi qua quãng đường có tổng chiều dài 41.025km.

Khỏi phải nói những khó khăn, vất vả, nguy hiểm của bộ đội Trường Sơn. Trọng điểm A.T.P (A.T.P là tên gọi tắt của cua Chữ A, ngầm Ta Lê và đèo Phu La Nhích) trên tuyến đường 20-Quyết Thắng thuộc địa phận huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trở thành “tọa độ lửa”, “chảo lửa”, “túi bom”. Theo số liệu của Bộ Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn, tại cua Chữ A, địch đánh phá 3.020 trận (có 270 trận B-52).

Ngầm Ta Lê và đèo Phu La Nhích địch đánh hơn 10.000 lần (2.450 lần B-52). Bình quân mỗi cán bộ, chiến sĩ bộ đội và thanh niên xung phong (TNXP) ở đây chịu đựng 1.000 quả bom các loại. Trong 11 năm khảo sát mở đường, chiến đấu bảo đảm giao thông tại Đường 20-Quyết Thắng, 1.088 người đã hy sinh và hàng trăm người bị thương trong tổng số hơn 8.000 lượt cán bộ, chiến sĩ, TNXP tham gia mở đường và chiến đấu trên tuyến đường này... Như lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: “Đường 20 là một kỳ công, một kỳ tích và một kỳ quan vì độc lập, tự do của chiến sĩ và TNXP đã làm nên”.

Kỳ tích đường xăng ngầm dưới “mưa bom bão đạn” Trường Sơn

Thiếu tướng Hồ Sỹ Hậu - nguyên Cục trưởng Cục Kinh tế/Bộ Quốc phòng, nguyên kỹ sư thiết kế, thi công đường ống xăng dầu Trường Sơn: “Khi tuyến Đường Hồ Chí Minh chuyển sang vận tải bằng cơ giới thì xăng dầu trở thành nhu cầu cực kỳ thiết yếu. Nhưng do địch đánh phá hết sức ác liệt nên hầu hết các xe chở xăng đều không thể vượt qua các trọng điểm.

Tháng 4/1968, Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên điện báo về Bộ: Do thiếu xăng, xe phải ngừng hoạt động. Nếu không chuyển kịp xăng và lương thực vào, có nguy cơ hàng vạn bộ đội bị đói. Để khắc phục tình trạng này, hậu phương đã tìm mọi cách, phát huy mọi sáng kiến: Làm đường ống dẫn xăng bằng thân cây lồ ô, kiệu các phuy xăng qua trọng điểm, lót ni lông vào ba lô để gùi xăng, vần phuy xăng dọc suối… Tất cả những biện pháp đó đều không mang lại hiệu quả đáng kể mà tổn thất rất lớn. Việc tiếp xăng cho tuyến vận tải cơ giới xem như bế tắc”. 

Giữa năm 1967, trong một lần dự diễn tập quân sự của khối Warszawa, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Đinh Đức Thiện phát hiện quân đội Liên Xô trang bị cho cấp quân đoàn bộ đường ống dã chiến loại có đường kính 100mm, mỗi bộ dài 100km và 12 trạm bơm đẩy.

Ông đặt ngay vấn đề xin viện trợ và được bạn đồng ý. Bộ đường ống dã chiến nói trên dùng cho cấp chiến dịch, chỉ sử dụng 7-10 ngày là tháo dỡ, nhưng ta lại dùng cho vận tải chiến lược, tuyến ống có thể tồn tại suốt thời gian còn lại của chiến tranh.

Tính từ khi “đặt chân” lên tuyến vận tải quân sự Trường Sơn đến ngày toàn thắng, bộ đội đường ống Trường Sơn đã thi công, quản lý, vận hành 1.660km tuyến ống (gồm cả tuyến nội bộ kho), 60 kho xăng với trữ lượng 32.000m3.

Thiếu tướng Hồ Sỹ Hậu tự hào: “Đường ống xăng dầu như một dòng sông mang lửa. Nó có thể bùng cháy khi gặp một tia lửa nhỏ, vậy mà nó đã vượt qua hàng nghìn cây số dưới “mưa bom bão đạn” để tiếp xăng cho các đoàn xe trên Đường Hồ Chí Minh và đưa xăng vào tận Nam Bộ. Bởi vậy, xét trên một góc nhìn khác, nó mang trong mình ngọn lửa căm thù và quyết tâm chiến đấu của những người lính xăng dầu”.

Bộ đội đường ống thực sự xứng đáng với đánh giá của Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên: “Nếu Đường Trường Sơn là huyền thoại thì đường ống xăng dầu là huyền thoại trong huyền thoại đó”.

Đến cuối cuộc chiến tranh, chỉ riêng Bộ đội Trường Sơn đã lên đến 100.495 người. Để thực hiện nhiệm vụ trung tâm là vận chuyển chi viện chiến lược, Bộ đội Trường Sơn đã chiến đấu “trên 2.500 trận, diệt gần 17.000 tên địch, bắt 1.200 tên, gọi hàng hơn 10.000 tên, bắn rơi 2.455 máy bay địch, phá hủy hàng vạn tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh khác của địch”. 

Trong 16 năm, kể từ ngày ra đời đến khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử (1959-1975), các lực lượng trên Đường Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh đã đào đắp khoảng 21 triệu m3 đất đá, làm 13.418m cầu, hơn 10.000 cống với 9,5 triệu ngày công, bảo đảm chi viện cho các chiến trường 1,5 triệu tấn hàng hóa quân sự, 5,5 triệu mét khối xăng dầu, đưa đón, bảo đảm hành quân cho hàng triệu lượt người qua lại.

Đọc thêm

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba
(PLVN) - Tối 17/4/2024, tại Khu Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Hà Nội đã tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3-2024.

Cải cách thể chế: Đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2023 là năm thứ 12 liên tiếp Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan triển khai xác định, công bố Chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, các tỉnh. (Nguồn ảnh: Chinhphu.vn).
(PLVN) - Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính (CCHC) Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ - đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4.

Tổng duyệt diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối Quân kỳ do Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ huy.
(PLVN) - Hôm qua (17/4), tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì tổng duyệt diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP).

Hội đồng nhân dân các TP trực thuộc trung ương: Phát huy tốt vai trò giám sát trong thực hiện thí điểm chính quyền đô thị

Quang cảnh một kỳ họp của HĐND TP Hà Nội. (Ảnh laodongthudo.vn)
(PLVN) - Thực hiện thí điểm chính quyền đô thị tại một số TP trực thuộc Trung ương là chủ trương đúng đắn, góp phần khắc phục hạn chế, bất cập trong quản lý, điều hành trước đây, khai thác lợi thế để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Trong điều kiện thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, HĐND, đại biểu HĐND các địa phương này đã phát huy tốt vai trò giám sát của cơ quan dân cử, bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương đạt hiệu quả, minh bạch và trung thực.

Bộ trưởng Bộ Công an viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82

Đại tướng Tô Lâm dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ. (Ảnh: Dũng Tiến)
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 17/4, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã dẫn đầu Đoàn công tác đến viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 và dâng hương tại Khu di tích lịch sử Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam.

Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên: Rà soát để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát các luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, trong đó có Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, các luật khác trong lĩnh vực tư pháp.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta không bao giờ quên các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ "dù bom đạn xương tan, thịt nát/Không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân" để góp phần làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", "một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử, sau 70 năm vẫn luôn là động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh to lớn, niềm tin vững chắc cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta.

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tên của các anh, các chị đã thành tên non sông, đất nước

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Chương trình. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) -Sau 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, vẫn còn nhiều liệt sỹ chưa xác định được thông tin, danh tính. Máu xương của các anh, các chị đã hóa vào lòng đất thiêng Tây Bắc, Điện Biên để hôm nay đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do; Nhân dân được sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

Tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 17/4, tiếp tục chương trình làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Khẳng định dự án Luật đủ điều kiện trình QH tại Kỳ họp thứ 7 tới, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ kỳ vọng dự án Luật khi được thông qua sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, tặng quà gia đình chính sách TP Điện Biên Phủ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác thăm khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày 16/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn xã Mường Phăng và xã Pá Khoang (TP Điện Biên Phủ).