Sự vô ý gây hậu quả… thảm khốc

Những cánh rừng bị biến thành ngọn đuốc khổng lồ do sự vô ý thức của người dân.
Những cánh rừng bị biến thành ngọn đuốc khổng lồ do sự vô ý thức của người dân.
(PLVN) - Trong những ngày nắng nóng gay gắt hay tiết trời hanh hao, gió lạnh, chỉ cần sơ ý một chút là có thể gây hỏa hoạn. Có một số người vô ý đốt lá sởi ấm đã làm cháy cánh rừng. Có người lại đốt vàng mã mà cháy chung cư, gây thương vong, tử vong cho người khác. Có người lại vô ý mở bình ga gây nên thiệt hại lớn về người và tài sản, gây đau thương cho gia đình và xã hội. Người bị bỏng, thiệt mạng, tài sản, cánh rừng bị thiêu trụi, người thì phải chịu đi tù vì hành vi sơ ý của mình gây ra. Có thể thấy, chỉ một sự vô ý - Sảy một ly - đi ngàn dặm.

Những cánh rừng biến thành “ngọn lửa khổng lồ” do vô ý của người đời

Hiện trường vụ cháy khu rừng thông gần di tích lăng vua Khải Định ở khu vực thôn Kim Sơn, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế làm khoảng 900m2 rừng thông bị thiêu ruị, nguyên nhân vụ cháy là do một người dân địa phương đốt hương thờ cúng.

Ngày ngày 20/7/2019, người dân đã phát hiện đám cháy nên đã báo lực lượng chức năng. Vào thời điểm này nhiệt độ khá cao, nắng gay gắt. Nhận tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã điều 5 xe chữa cháy cùng hơn 100 cán bộ chiến sĩ đến hiện trường để dập lửa. Đây là khu vực đồi dốc, đường vào khá hẹp và ở bìa rừng có nghĩa trang nên lực lượng cứu hỏa phải nối ống dẫn nước, dùng máy bơm áp lực lớn đưa nước lên dập lửa.

Ngoài ra, khoảng 1.000 người bao gồm chủ rừng, bộ đội, kiểm lâm và chính quyền địa phương cũng được huy động tới chữa cháy nên ngọn lửa cơ bản được khống chế. Theo Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Thừa Thiên - Huế, địa phương đã xảy ra hàng chục vụ cháy rừng khiến cho gần 120 héc ta bị thiêu rụi.

Nguyên nhân chủ yếu do đốt thực bì thiếu kiểm soát với 17 vụ, 2 vụ sơ ý dùng lửa và đạn lân tinh phát nổ trong điều kiện nắng nóng; 4 vụ do thắp hương, đốt vàng mã...

Một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi 2,5 ha rừng ở khu vực núi Sơn Đảo (Hải Phòng), 212 người cùng 2 kíp xe chữa cháy, 5 ô tô đã được huy động dập lửa. Cơ quan chức năng bước đầu xác định người dân địa phương sơ ý khi đốt vàng mã đã để ngọn lửa bùng phát dẫn đến cháy rừng. Trước đó, nhiều vụ cháy gây hậu quả khủng khiếp đã xảy ra, nguyên nhân cũng xuất phát từ việc đốt vàng mã.

Khoảng 8h ngày 9/8/2014, một người đàn ông cùng vợ đến khu nghĩa địa Hóc Bà Bếp dưới chân núi Bà Hỏa (TP Quy Nhơn, Bình Định) để thắp nhang trên mộ người thân. Trong lúc đốt nhang, người đàn ông vô tình làm rơi tàn lửa xuống đám cỏ khô và thực bì làm ngọn lửa bùng phát.

Sau đó, ngọn lửa bùng cháy dữ dội nhanh chóng lan rộng sang các khu vực trên rừng trên núi Bà Hỏa, uy hiếp hàng trăm hộ dân sống dưới chân núi. Hậu quả, anh Lâm đã làm cháy 20 ha rừng dưới chân núi Bà Hỏa (Bình Định).

Công an huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam Phan Đình Thành (SN 1973, trú tại thôn 7, xã Xuân Hồng) về tội “Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy” theo Điều 313 Bộ luật Hình sự.

Không ít người bị bỏng, tàn phế và tử vong do bị người khác vô ý làm cháy nổ.
 Không ít người bị bỏng, tàn phế và tử vong do bị người khác vô ý làm cháy nổ.

Thành được xác định là nghi phạm gây vụ cháy rừng tại thị trấn Xuân An và xã Xuân Hồng, làm thiệt hại gần 50ha rừng. Tại CQĐT, đối tượng khai, trưa 28/6/2019, anh ta ra vườn gom rác rồi bật lửa đốt. Do trời nóng, gió Tây Nam thổi mạnh nên lửa cháy lan khắp vườn. Thành dùng xô múc nước dập lửa nhưng không được nên gọi mọi người đến giúp. 

Lúc này, lửa cháy lan sang rừng thông phía sau nhà đối tượng rồi lan rộng ra khu vực rừng phòng hộ ở một số thôn khác của xã Xuân Hồng và rừng phòng hộ thuộc thị trấn Xuân An.  Nếu giá trị thiệt hại được xác định từ 1,5 tỷ đồng trở lên, đối tượng phải đối mặt với điểm c, Khoản 3, Điều 313 Bộ luật Hình sự, có khung hình phạt từ 7- 12 năm tù.

Ngoài ra, đối tượng còn phải có trách nhiệm bồi thường các chi phí liên quan đến việc chữa cháy cho nguyên đơn dân sự là Cơ quan PCCC.

Cháy nhà và chết người do vô ý thức

Khoảng 9h ngày 28/8/2017, mọi người cùng dự tiệc cưới của người quen ở xã Trường Long (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ). Lúc này, một bàn ăn hết cồn nên nhân viên phục vụ được gọi tới châm lửa. Người này xách theo can 10 lít chứa cồn đến bàn, rót ra chén châm vào bếp. Do lửa phụt cháy, nhân viên hoảng loạn đã vứt luôn can nhựa chứa cồn trúng vào ngọn lửa.

Lửa cồn cháy văng tứ tung, lan ra 3 bàn tiệc, khiến nhiều người bị bỏng hoảng loạn đã xé quần áo, chạy náo loạn. Các nạn nhân sau đó đưa đến bệnh viện cấp cứu. Các vết bỏng ở vùng mặt, ngực, lưng, tay chân do lửa cồn. Bệnh nhân bị bỏng cồn thường rất nặng và để lại di chứng nặng nề.

Khoảng 18h ngày 7/8/2016, do tàn lửa từ việc thắp hương, đốt vàng mã của gia đình ở ngay cạnh cây xăng ở Móng Cái, Quảng Ninh, phát tán đúng lúc xe bồn đang bơm xăng xuống bể chứa. Vụ cháy này khiến cho xe bồn chở 23.000 lít xăng bị cháy hỏng hoàn toàn, một phần cây xăng cũng bị cháy.

Trước đó, ngày 3/2/2013, một gia đình sống trong hẻm trên đường Lương Thế Vinh (Tân Phú, TP HCM) cúng ông Táo, khi đem vàng mã ra đốt, tàn lửa bay vào đống mút xốp để gần đó khiến cho bốc cháy dữ dội. Hậu quả làm 8 căn nhà, 7 chiếc xe máy cùng nhiều vật dụng đã bị “bà hỏa” thiêu rụi.

Nhiều người dân ở khu chung cư HH Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội bức xúc khi chứng kiến hình ảnh một cư dân ở căn hộ ở tầng 29 đã đốt vàng mã cháy nghi ngút ở lô gia (lan can căn hộ). Nhiều người đã ghi lại hình ảnh và cho rằng đây là hành vi vô văn hóa, coi thường quy định pháp luật về an toàn phòng cháy chữa cháy.

Đốt vàng mã ở lan can chung cư gây hỏa hoạn.
 Đốt vàng mã ở lan can chung cư gây hỏa hoạn.

Theo Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội, để hạn chế các vụ cháy từ việc thắp hương, đốt vàng mã, công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở kinh doanh vẫn được các đơn vị duy trì.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy cho người dân có bước đổi mới, với những nội dung thiết thực như lồng ghép video clip về hậu quả của các vụ cháy do thắp hương, đốt vàng mã... qua đó tác động tích cực đến ý thức chấp hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy của nhân dân.

Để đảm bảo an toàn PCCC trong dịp tết đến xuân về, dưới đây là những biện pháp giúp phòng chống cháy nổ khi đốt vàng mã tại nhà: Bố trí nơi thắp hương thờ cúng, các vật dụng trang thiết bị trên bàn thờ đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC, luôn có biện pháp ngăn chặn cháy lan, việc thắp hương phải có người trông coi, tránh việc thắp hương vòng qua đêm, đặc biệt khi sử dụng nến cần phải được kê trên các đế đỡ không cháy, việc thắp hương thờ cúng cần đảm bảo trang trọng nghiêm túc theo tinh thần tín ngưỡng thắp hương thờ cúng. Hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ; khi thắp hương phải có người trông coi đến khi hết tàn hương.

Các thiết bị điện được bố trí trên bàn thờ cần đảm bảo an toàn PCCC về điện, dây dẫn đảm bảo cường độ dòng điện, hệ thống điện cần phải có át tô mát để tránh sự cố về điện có thể gây ra cháy.

Vàng mã phải được đốt trong các lư hương, các thùng, các đỉnh làm bằng vật liệu không cháy đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC, đốt ở nơi thông thoáng có các phương tiện chữa cháy ở xung quanh, khi đốt phải có người trông coi, phải đảm bảo tàn lửa tắt hẳn tránh để nguy cơ cháy xảy ra…

Tại các khu vực đền, chùa cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức PCCC cho những người làm việc phục vụ tại chỗ, phát trên loa tuyên truyền cho khách đến cúng, viếng, có ý thức chấp hành về PCCC. 

Đọc thêm

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.