Sự thật bẽ bàng sau các vụ mua bán doanh nghiệp

Sự thật bẽ bàng rằng, 80% mấy ông đi mua lại doanh nghiệp cảm thấy chả vui thú gì, chỉ có 20% cảm thấy hài lòng và thành công”, Giáo sư Nigel Denscombe, chuyên gia quản trị chiến lược quốc tế, chia sẻ.

“Sự thật bẽ bàng rằng, 80% mấy ông đi mua lại doanh nghiệp cảm thấy chả vui thú gì, chỉ có 20% cảm thấy hài lòng và thành công”, Giáo sư Nigel Denscombe, chuyên gia quản trị chiến lược quốc tế, chia sẻ.

Sau 5 năm phát triển, giá trị các thương vụ mau bán, sát nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt nam đã tăng trưởng mạnh mẽ và đạt 5 tỷ USD vào năm 2012. Hàng loạt thương vụ có quy mô lớn đã diễn ra trong giai đoạn này, nhiều doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế đã thực hiện chiến lược M&A để tạo tăng trưởng đột phá như Vingroup, Masan, Kinh Đô, Viettel, Hùng Vương...

Tuy nhiên, theo Giáo sư Nigel Denscombe, chuyên gia quản trị chiến lược quốc tế thì “đừng thấy đỏ mà tưởng chín”. “Sự thật bẽ bàng rằng, 80% mấy ông đi mua lại doanh nghiệp cảm thấy chả vui thú gì, chỉ có 20%  cảm thấy hài lòng và thành công” – vị giáo sư chia sẻ tại Hội thảo “Chiến lược M&A để tăng trưởng đột phá” do Báo Đầu tư tổ chức hôm qua tại Hà Nội.

Con đường tăng trưởng để trở thành “đế chế tiêu dùng mới” của Masan trở lên rõ rệt hơn vào năm 2011, khi công ty này mua lại Vinacafe Biên Hòa, với tỷ lệ 50,11%. Hay như Kinh Đô đã mua lại nhà máy sản xuất kem Wall’s của Unilever, thương hiệu chiếm hơn 50% thị trường kem của Việt Nam và cho đến nay, sau gần 10 năm hoạt động, Kido’s vẫn giữ vững 60% thị phần kem trung và cao cấp tại Việt Nam. Những ví dụ như thế có thể làm lóa mắt nhiều nhà đầu tư, nhưng thực tế thì không hề dễ dàng.

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, có ba thách thức chính đối với hoạt động M&A. Thứ nhất là thách thức đến từ hệ thống luật. Hoạt động M&A vẫn còn đang được quy định rải rác ở các luật và văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, hơn nữa mới chỉ quy định một cách chung chung, chứ chưa có hệ thống chi tiết. Thách thức thứ hai nằm ở nội tại cả hai bên mua và bán.

Thực tế có nhiều công ty muốn mua và cũng có không ít công ty muốn bán, nhưng phần nhiều trong số họ không có những hiểu biết cơ bản về nghiệp vụ M&A, cũng như không biết được sau M&A sẽ như thế nào. Họ không thể tự mình tìm kiếm đối tác phù hợp. Và thách thức thứ ba, đến từ bên trung gian.

Hiện nay có khá nhiều các công ty chứng khoán, tư vấn tài chính, kiểm toán tham gia vào làm trung gian, môi giới cho các bên trong hoạt động M&A. Tuy nhiên, do có những hạn chế về hệ thống luật, nhân sự, tính chuyên nghiệp, cơ sở dữ liệu, thông tin... nên các đơn vị này chưa thể trở thành trung gian thiết lập một “thị trường” để các bên mua - bán gặp nhau.

Nhưng dẫu sao, các thách thức này cũng là tất yếu đối với thị trường mới nổi. “Càng rèn luyện thì chúng ta mới càng làm tốt hơn, học dần, tích lũy kinh nghiệm thành công, thất bại từ thương vụ nhỏ M&A nhỏ thì mới có thể tiến tới thành công ở thương vụ M&A lớn. Chúng ta phải lăn xả, trải nghiệm thường xuyên, phải kết nối được các mục tiêu, kế hoạch hợp nhất cụ thể, tăng sự cộng hưởng thì mới có sự gia tăng giá trị cho công ty và cổ đông”, Giáo sư Nigel Denscombe “động viên”.

Nhiều ý kiến nhận định, trong những năm tới cơ hội vẫn còn rất nhiều cho các doanh nghiệp Việt Nam  nếu biết chủ động nắm bắt cơ hội, tìm kiếm đối tác tiềm năng để mua lại, không chỉ là mua lại các DN trong nước mà các DN nước ngoài tại VN hoặc tại nước ngoài. Ông Marc Djandji, Phó giám đốc Cty CP Chứng khoán Dầu khí chia sẻ, theo khảo sát của doanh nghiệp Nhật Bản, Việt Nam đứng thứ 3 trong số những điểm đến yêu thích trong hoạt động M&A.

Các chuyên giá khuyến nghị, để thương vụ M&A thành công, cần sự hợp tác của đội ngũ lãnh đạo công ty, luật sư tư vấn, ngân hàng đầu tư, để có thể định giá chính xác về giá trị của công ty định mua, bức tranh toàn cảnh về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, nguồn nhân lực, văn hóa của các bên…

Mai Hoa

Tin cùng chuyên mục

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Đọc thêm

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.