Sẽ tăng lương khi cân đối đủ nguồn

Trong phiên họp thường kỳ tháng 10 của Chính phủ diễn ra hôm qua (28/10) dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ tiếp tục khẳng định tinh thần “ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát để đạt mức tăng trưởng đáng kể”.

Trong phiên họp thường kỳ tháng 10 của Chính phủ diễn ra hôm qua (28/10) dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ tiếp tục khẳng định tinh thần “ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát để đạt mức tăng trưởng đáng kể”.

Chính phủ dự kiến trình lui thời hạn tăng lương. Ảnh minh họa
Chính phủ dự kiến trình lui thời hạn tăng lương. Ảnh minh họa

Tập trung xử lý nợ xấu

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2012, Chính phủ thống nhất đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm có những chuyển biến tích cực, các giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục phát huy hiệu quả. Các vấn đề an sinh xã hội (ASXH) vẫn được quan tâm, nhât là những vùng khó khăn, miền núi phải tiếp tục duy trì, đáng chi phải chi.

Các vấn đề trật tự an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại được thực hiện tích cực… Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Đời sống của một bộ phận dân cư còn gặp nhiều khó khăn; các tệ nạn xã hội, tội phạm diễn biến phức tạp.

Để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong các tháng cuối năm và cả năm 2012, Chính phủ và từng thành viên phải nhận thức sâu sắc hơn trách nhiệm, thực hiện nghiêm kỷ cương hành chính… và yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện một số giải pháp tiếp tục ổn định vĩ mô, không để lạm phát quay lại trong những năm tới.

Tập trung xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại, có các biện pháp xử lý nợ xấu cụ thể của từng ngân hàng thương mại đối với từng doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát ngân hàng; giảm sở hữu chéo. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét chỉ đạo để khoanh nợ cho các DN có phương án và triển vọng kinh doanh tốt, giúp DN có thể vay được vốn kinh doanh.

Nhưng trước mắt ngoài giải pháp điều hành tiền tệ phải quản lý giá, tháo gỡ khó khăn cho DN, tái cơ cấu nền kinh tế, Chính phủ sẽ kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thực phẩm không đảm bảo, kiểm tra, kiểm soát để nâng cao hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ cho người nghèo, vùng bị thiên tai, nhất là trong thời gian bão lũ tại miền Trung, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm, bảo đảm vững chắc an ninh quốc phòng, nhất là trên biển, hải đảo, biên giới đất liền...

Sẽ tăng lương khi cân đối đủ nguồn

Chính phủ yêu cầu chú trọng việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng, không để “vàng hóa” các giao dịch và có biện pháp căn cơ để nguồn vốn “chôn” trong dân (qua vàng) được lưu thông trên thị trường. Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, tiến tới nhãn hiệu vàng SJC là nhãn hiệu thuộc về NHNN,  và Chính phủ đang chỉ đạo NHNN làm rõ vấn đề này để thực hiện độc quyền Nhà nước, không độc quyền DN trong kinh doanh vàng.

Liên quan đến việc Chính phủ dự kiến trình lui thời hạn tăng lương (lộ trình là 1/5/2013 tăng lương), theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, do các khó khăn từ nay đến cuối năm và đầu năm 2013 nên nguồn lương chưa đủ để tăng như dự kiến. Vì thế, Chính phủ dự kiến trình lui thời hạn tăng lương, cố gắng tăng thu, tiết kiệm chi để ngay sau khi cân đối đủ nguồn sẽ thực hiện tăng lương.

Sau khi quyết định dừng thí điểm 2 tập đoàn (được thành lập trên cơ sở sáp nhập các Tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng), Chính phủ đang xem xét sắp xếp lại 21 tập đoàn và tổng công ty còn lại theo hướng Thủ tướng Chính phủ chỉ giữ lại một số quyền hạn và trách nhiệm trực tiếp đối với 1 số ít tập đoàn (dưới 10 tập đoàn), còn giao cho các Bộ trưởng, các tập đoàn còn lại sẽ tập trung vào những lĩnh vực chính phù hợp với khả năng tài chính và qui mô…

Thời gian qua, do nhiều nguyên nhân, trong đó có qui định về thực hiện vai trò chủ sở hữu trong DNNN còn sơ hở nên đã gây ra 1 số vụ việc. Nên sau nhiều năm thảo luận, tại phiên họp thường kỳ tháng 10, Chính phủ đã thông qua Nghị định về phân quyền, phân cấp thực hiện chức năng quản lý của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện vai trò chủ sở hữu của Nhà nước trong các DNNN và sẽ sớm ban hành để DNNN hoạt động ngày càng hiệu quả, giữ vững vai trò kinh tế và nhiều mặt khác.

Bộ trưởng Vũ Đức Đam thông tin, Chính phủ đã chỉ đạo xử lý cán bộ vi phạm tại EVN theo qui định của nhà nước và pháp luật. Chính phủ đã lập 1 hội đồng kỷ luật, xem xét các hồ sơ do EVN và các cơ quan hữu quan trình liên quan đến trách nhiệm nguyên chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên EVN.

Hôm qua (28/10), Chủ tịch Hội đồng kỷ luật (Bộ trưởng Bộ Nội vụ) cho biết Hội đồng đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để họp quyết định các vấn đề. 

Hương Giang

Đọc thêm

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.