Sắp có kết quả lấy phiếu tín nhiệm 47 lãnh đạo chủ chốt

Ban kiểm phiếu sáng nay công bố kết quả kiểm phiếu và Quốc hội thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm.  Ngày 12 - 14/6, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Tuấn Anh và Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp này

Sáng nay (11/6), Ban kiểm phiếu sẽ công bố kết quả kiểm phiếu và Quốc hội thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm. Trước đó, 95,58% ĐBQH đã tán thành danh sách 47 người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn được lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 5.

Chiều 10/6/2013, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở Đoàn và báo cáo về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm và người được lấy phiếu tín nhiệm, tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Trong ảnh: Các ĐBQH bỏ phiếu tín nhiệm. Ảnh: TTXVN
Chiều 10/6/2013, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở Đoàn và báo cáo về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm và người được lấy phiếu tín nhiệm, tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Trong ảnh: Các ĐBQH bỏ phiếu tín nhiệm. Ảnh: TTXVN

Thực hiện tốt trọng trách

Tại phiên toàn thể sáng qua (10/6), báo cáo một số vấn đề về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, “đây là lần đầu tiên trên thế giới Quốc hội thực hiện giám sát tối cao đối với nhân sự nên việc lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp này là rất đặc biệt.

Với chức năng, quyền năng của mình, các ĐBQH sẽ thay mặt cử tri và đồng bào cả nước thực hiện nhiệm vụ hết sức hệ trọng là đánh giá tín nhiệm đối với những chức danh nhà nước chủ chốt. Việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm bằng những hành vi, động tác rất đơn giản nhưng ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì vậy, các ĐBQH cần phải cân nhắc thận trọng, khách quan, công tâm và chính xác qua lá phiếu”, Chủ tịch Quốc hội đề nghị.

Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cũng cho biết, để đánh giá các chức danh chủ chốt này, ĐBQH sẽ căn cứ vào bản tự đánh giá của các lãnh đạo chủ chốt về kết quả hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và phẩm chất, đạo đức, lối sống của bản thân thời gian qua.

Đồng thời, thông qua tình hình kinh tế - xã hội an ninh, quốc phòng, đối ngoại, công tác tư pháp của đất nước, thực tiễn của đất nước, các ĐBQH “soi” trở lại kết quả hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và hoạt động của các lãnh đạo được bầu hoặc phê chuẩn, xem xét những nỗ lực, tồn tại, yếu kém chậm khắc phục, chưa khắc phục được của toàn bộ máy nhà nước và từng lãnh đạo chủ chốt.

Ngoài ra, thông qua các hoạt động cụ thể của Quốc hội và ĐBQH như quyết định những vấn đề quan trọng, giám sát, chất vấn, tiếp xúc cử tri…, ĐBQH cũng sẽ có những đánh giá, kết luận về từng lĩnh vực công tác. Nhưng “quan trọng nhất chính là đánh giá của mỗi ĐBQH với tính khác quan, thận trọng, chính xác, công tâm này sẽ quyết định chất lượng hoạt động của Quốc hội” – Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tin tưởng, “Quốc hội sẽ hoàn thành tốt trọng trách của mình trước Đảng, trước nhà nước và đặc biệt trước nhân dân, cử tri cả nước như có ĐBQH đã nói “đây là cuộc bỏ phiếu kép: ĐBQH bỏ phiếu  đối với các lãnh đạo chủ chốt và qua đó, nhân dân bỏ phiếu đối với ĐBQH” nên Quốc hội phải thực hiện tốt trọng trách của mình”.

“Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ đến với đồng bào cả nước”

Theo qui trình, việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ được tiến hành theo các bước: Quốc hội biểu quyết thông qua danh sách các chức danh được được lấy phiếu tín nhiệm; thảo luận ở các đoàn về việc triển khai, tổ chức, chuẩn bị về lấy phiếu tín nhiệm; UBTVQH sẽ giải trình những vấn đề sau thảo luận tại các Đoàn ĐBQH; Quốc hội bầu ban kiểm phiếu và tiến hành bỏ phiếu. Sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố, Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm. Chủ tịch Quốc hội khẳng định: "Nội dung này sẽ được công bố công khai và đương nhiên sẽ đến đồng bào cả nước".

Theo Nghị quyết 35, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với 49 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn song, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Quốc hội không đưa vào danh sách lấy phiếu tín nhiệm đối với các ông Vương Đình Huệ (vừa được miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính do được phân công giữ chức Trưởng ban Kinh tế TƯ), Đinh Tiến Dũng (vừa được miễn nhiệm chức vụ Tổng Kiểm toán Nhà nước và phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính) và Nguyễn Hữu Vạn (vừa được bầu là Tổng Kiểm toán Nhà nước 2 tuần trước) do không đang giữ chức danh được bầu hoặc phê chuẩn; hoặc thời gian giữ chức vụ quá ngắn, chưa đủ để đánh giá.

Trước khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm vào chiều qua, ĐBQH đã thảo luận tại Đoàn và nghe Trưởng Ban công tác đại biểu của Ủy ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Nương trình bày Báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở Đoàn và báo cáo về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm và người được lấy phiếu tín nhiệm.

Theo lựa chọn của ĐBQH, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Tuấn Anh và Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp này (từ chiều 12 đến ngày 14/6).

Dự kiến, Bộ trưởng NN&PTNT sẽ trả lời về biện pháp khắc phục, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp gắn với giải quyết việc làm, tăng xuất khẩu nông sản; công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thức ăn chăn nuôi; Cơ chế chính sách hỗ trợ để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.

Bộ trưởng VH-TT&DL sẽ trả lời về nhóm vấn đề liên quan đến khắc phục tồn tại về sự “xuống cấp” đạo đức, văn hóa trong xã hội, hạn chế trong công tác bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa, lễ hội tràn lan gây lãng phí, giải pháp đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao, khắc phục tiêu cực trong lĩnh vực này…

Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền tập trung trả lời chất vấn các nhóm vấn đề như giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề giai đoạn 2011-2015; khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn (vùng đồng bào dân tộc, thiểu số, những nơi Nhà nước thu hồi đất…)

Nhóm vấn đề liên quan đến tình hình thực hiện nghị quyết của Quốc hội về thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp, kháng nghị các bản án, phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm… gắn với trách nhiệm của kiểm sát sẽ do Viện trưởng VKSNDTC trả lời.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Chính phủ sẽ báo cáo làm rõ thêm các vấn đề được đại biểu cùng cử tri quan tâm và trả lời chất vấn của các ĐBQH vào chiều 14/6 để chốt phiên chất vấn.

Danh sách 47 vị được lấy phiếu tín nhiệm ngày 10/6:

1. Trương Tấn Sang - Chủ tịch nước

2. Nguyễn Thị Doan - Phó chủ tịch nước

3. Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội

4. Uông Chu Lưu - Phó chủ tịch Quốc hội

5. Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó Chủ tịch Quốc hội

6. Tòng Thị Phóng - Phó chủ tịch Quốc hội

7. Huỳnh Ngọc Sơn - Phó chủ tịch Quốc hội

8. Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường

9. Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế

10. Trần Văn Hằng - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại

11. Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách

12. Nguyễn Văn Hiện - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp

13. Nguyễn Kim Khoa - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh

14. Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật

15. Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội

16. Nguyễn Thị Nương - Trưởng ban Công tác đại biểu

17. Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

18. Ksor Phước - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc

19. Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng

20. Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng Chính phủ

21. Hoàng Trung Hải - Phó thủ tướng Chính phủ

22. Nguyễn Thiện Nhân - Phó thủ tướng Chính phủ

23. Vũ Văn Ninh - Phó thủ tướng Chính phủ

24. Nguyễn Xuân Phúc - Phó thủ tướng Chính phủ

25. Hoàng Tuấn Anh - Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch

26. Nguyễn Thái Bình - Bộ trưởng Bộ Nội vụ

27. Nguyễn Văn Bình - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

28. Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

29. Hà Hùng Cường - Bộ trưởng Bộ Tư pháp

30. Trịnh Đình Dũng - Bộ trưởng Bộ Xây dựng

31. Vũ Đức Đam - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

32. Vũ Huy Hoàng - Bộ trưởng Bộ Công Thương

33. Phạm Vũ Luận - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

34. Phạm Bình Minh - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

35. Cao Đức Phát - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

36. Giàng Seo Phử - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

37. Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an

38. Nguyễn Minh Quang - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

39. Nguyễn Quân - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

40. Nguyễn Bắc Son - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

41. Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

42. Đinh La Thăng - Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải

43. Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế

44. Huỳnh Phong Tranh - Tổng thanh tra Chính phủ

45. Bùi Quang Vinh - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư

46. Trương Hòa Bình - Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao

47. Nguyễn Hòa Bình - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao

H.Giang

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.