Sáng nay, "sỹ tử" khối A, A1 "vượt vũ môn"

Sáng nay, các sỹ tử khối A, A1 sẽ bước vào môn thi đầu tiên, môn Toán theo hình thức tự luận. Theo thống kê của Bộ, đợt 1 có tổng số 715.366 hồ sơ ĐKDT trong đó khối A: 640.954 (tỷ lệ 47,2%), khối A1: 74.412 (tỷ lệ  5,2%)…

Sáng nay, các sỹ tử khối A, A1 sẽ bước vào môn thi đầu tiên, môn Toán theo hình thức tự luận. Theo thống kê của Bộ, đợt 1 có tổng số 715.366 hồ sơ ĐKDT trong đó khối A: 640.954 (tỷ lệ 47,2%), khối A1: 74.412 (tỷ lệ  5,2%)… 

TS làm thủ tục dự thi tại ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội
TS làm thủ tục dự thi tại ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội
Không quá căng thẳng
Trước đó, tại buổi làm thủ tục dự thi, các thí sinh có sai sót trong hồ sơ ĐKDT đã được các trường tạo điều kiện kịp thời điều chỉnh, bổ sung những sai sót. Theo nhận định tại một số trường như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Nông nghiệp Hà Nội… Năm nay, lượng thí sinh sai sót hồ sơ phải chỉnh sửa không nhiều. Những sai sót vẫn chủ yếu liên quan đến mã ngành dự thi. 
Cũng theo ghi nhận ban đầu, năm nay, việc chấp hành nội quy của thí sinh rất nghiêm túc. Nhiều em được hỏi đều cho biết tâm trạng khá thoải mái, không quá áp lực, căng thẳng với buổi thi sáng nay.
Năm nay, ĐHKH Tự nhiên (ĐHQG HN) có số hồ sơ tăng lên đến 23.000 so với 16.000 bộ hồ sơ của năm 2011, số phòng thi của trường phải thuê thêm tăng lên 421 phòng (so với 270 phòng thi năm trước). Do số phòng thi tăng bất ngờ, trường phải thuê cả cơ sở vật chất của 4 trường tiểu học để làm phòng thi. Tương tự, trường ĐHKH Xã hội-nhân văn (ĐHQG HN) số hồ sơ năm nay cũng tăng gần 30% so với năm trước (hồ sơ khối A tăng nhiều và khối D tăng gấp đôi).
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân năm nay có gần 20.000 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó khối A là 14.864 thí sinh và khối D1 là 5.795. Trường ĐH Mỏ Địa chất có 13.525 thí sinh dự thi, nhà trường đã chuẩn bị 358 phòng thi với gần 1.000 cán bộ coi thi.
Trường ĐH Bách khoa HN cũng nhận được 19.500 hồ sơ, nhiều hơn 3.000 hồ sơ so với năm trước. Trường cũng phải thuê thêm phòng thi vì số hồ sơ nhiều hơn dự kiến. Các trường đều cho biết, tiền thuê phòng thi năm nay tăng hơn năm trước; cụ thể là ĐH Bách khoa phải thuê với giá 350.000 đồng/phòng thi (so với 280.000 đồng năm trước). 
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết: TS thi khối A1 với các môn toán, lý, tiếng Anh. Thời gian thi tiếng Anh sẽ là thời gian thi môn Hóa, tuy nhiên đề thi tiếng Anh khối A1 sẽ nhẹ nhàng hơn đề thi của khối D1. Đồng thời, rút kinh nghiệm từ sự cố sai sót trong đề thi ở một số hội đồng thi trong kỳ tuyển sinh năm ngoái, đối với khâu in sao đề thi, năm nay Bộ sẽ giao đề thi dưới dạng văn bản giấy. Các cơ sở in sao đề thi chỉ cần in từ đề gốc thay vì phải dùng máy tính hay các phần mềm khác để xử lý.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định điều này sẽ tránh được sai sót khi hệ thống máy tính của các cơ sở không tương thích với nhau hoặc sử dụng phần mềm khác nhau. Năm nay, Bộ GD&ĐT cũng cho biết đã chủ trương không ra đề thi quá khó, quá dài, không đánh đố để thí sinh trình độ trung bình cũng có thể làm được. Đồng thời đề cũng có tính phân loại cao, phổ điểm rải đều. Đây là cách để các trường có thể tuyển được đầu vào theo nhiều yêu cầu khác nhau phù hợp cho các ngành đào tạo và các nhu cầu đầu vào khác nhau.
Cảnh giác gian lận công nghệ cao
Khối A, A1 tuy không có môn học thuộc như khối C, D nhưng lại gây áp lực cho các hội đồng tuyển sinh ở số lượng thí sinh dự thi rất đông. Do đó, các trường ĐH tuyển sinh đợt I cũng đang ráo riết tăng cường các biện
pháp phòng chống hành vi gian lận, nhằm siết chặt kỷ luật phòng thi. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng cho biết, với tình trạng thí sinh sử dụng thiết bị công nghệ cao rộng rãi như hiện nay, công tác coi thi sẽ càng khó khăn, phức tạp hơn. Vì vậy, lực lượng thanh tra, giám thị và giám sát thi sẽ phải chú ý quan sát những biểu hiện bất thường của thí sinh cũng như các vật dụng mà thí sinh được mang vào phòng thi. Để tránh những sai sót không đáng có, Thứ trưởng cũng lưu ý, với những bất thường xảy ra trong phòng thi, giám thị phải báo cáo với điểm trưởng chứ không được tự ý xử lý.
Trưởng phòng Đào tạo ĐH Khoa học tự nhiên, ông Đoàn Văn Vệ cho biết: Khâu tập huấn giám thị chúng tôi làm rất kỹ, khi cán bộ coi thi thứ nhất đi nhận đề, thì cán bộ coi thi thứ hai ở lại phải nhắc thí sinh lần nữa để các em tự giác nộp lại tài liệu, lúc đó chưa muộn. Chúng tôi còn tập huấn cho giám thị đối chiếu số báo danh ghi trên giấy nháp và số báo danh trong bài thi, tập huấn cả cách phát hiện các vật dụng không được mang vào phòng thi, đặc biệt là loại bút có khả năng quay camera, những chiếc bút dài hơn bình thường kiên quyết không cho mang vào phòng thi. Trường ĐH Khoa học tự nhiên cũng đã tách hơn 200 cặp thí sinh có nhiều thông tin trùng nhau sang các phòng thi khác nhau để phòng tránh thi hộ, thi kèm, trong đó có những cặp trùng nhau tới 99%.
PGS.TS Lê Trọng Thắng, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Mỏ - Địa chất cho biết, nhà trường cũng đã tổ chức tập huấn kỹ cho cán bộ coi thi và yêu cầu cán bộ coi thi đặc biệt, quan tâm tới hành vi, thái độ của thí sinh trong phòng thi… Tất cả các cặp thí sinh có dấu hiệu trùng thông tin đều được các hội đồng thi tách phòng và đặc biệt chú ý. 
Năm nào cũng vậy, dù được phổ biến rõ quy chế trước ngày thi nhưng mỗi năm vẫn có hàng ngàn TS sai phạm, dẫn đến mất cơ hội trúng tuyển một cách cố tình hoặc vô ý. Do đó, thí sinh cần đặc biệt lưu ý những sự cố đáng tiếc như mang điện thoại vào phòng thi dù sử dụng hay chưa sử dụng cũng bị đình chỉ.
Cũng theo quy chế, TS không được trao đổi bài và cho bạn nhìn bài, khi cần trao đổi với giám thị, phải công khai. Trong trường hợp không làm được bài, cũng phải nộp giấy thi; chỉ được phép ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau 2/3 thời gian làm bài. 
Lịch thi các môn trong đợt 1 gồm: sáng 4/7, khối A, A1, V thi Toán, chiều khối A, V, A1 thi Lý; sáng 5/7, khối A thi Hóa, khối A1 thi tiếng Anh, khối V thi năng khiếu.
Uyên Na

Đọc thêm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.