Rưng rưng tri ân nơi "đất lửa" Hướng Hóa

Trong lấp lóa ánh nắng cuối chiều, hàng nghìn ngôi mộ trong nghĩa trang như sáng bừng lên như để nhắc cho chúng tôi những nỗi đau mất mát của cuộc chiến. Những ngôi mộ mang chung một cái tên “liệt sĩ vô danh” mang nặng một nỗi đau không chỉ cho người nằm xuống mà cả chúng tôi, những người thuộc thế hệ sau khi vào đây, thắp nén nhang thơm cho các anh...

[links()]Nhắc đến Hướng Hóa, là nhắc đến những trận chiến ác liệt gắn liền với các địa danh lịch sử ở Khe Sanh, làng Vây. Khó có thể kể hết những hy sinh, mất mát của bao người lính và người dân nơi mảnh đất này trong cuộc kháng chiến thần thánh của mấy mươi năm về trước.
Khi đoàn công tác xã hội của báo Pháp luật Việt Nam quyết định chuyến công tác này sẽ về Hướng Hóa, mọi người đều hiểu rằng ở mảnh đất này còn quá nhiều điều để tri ân, chia sẻ.  
Báo Pháp luật Việt Nam tặng quà cho các đối tượng chính sách của huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.
Báo Pháp luật Việt Nam tặng quà cho các đối tượng chính sách của huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.
Theo lịch công tác dự kiến, 2 giờ chiều sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ giữa những người làm báo Pháp luật Việt Nam với bà con. Ấy vậy mà bữa cơm trưa vừa dứt sau chuyến hành trình dài, lãnh đạo BBT đã "hối" tất cả sang bên nhà văn hóa huyện bởi sợ có người dân đến sớm lại phải đợi.
Quả nhiên, dưới sân nhà văn hóa đã có nhiều người đến tập trung với đủ sắc áo người Kinh, Vân Kiều, Pa Cô. Vậy là buổi gặp gỡ diễn ra sớm hơn dự kiến ban đầu. Nhìn quanh suốt những hàng ghế trong hội trường kia, không khó để phân biệt những người cựu  TNXP như Hồ Văn Dương, Hồ Văn Rác, Đinh Y đang mải mê ôn lại hồi ức của một thời đạn lửa, là bước đi ngây dại của Y Thon, Cu Nhê,  Cờ Rưng, Y Múa khi phải vật lộn với nỗi đau sau cuộc chiến.
Bao cái bắt tay thẫm tình chia xẻ, những giọt nước mắt chảy trên khuôn mặt khắc khổ của người cựu TNXP, đôi mắt ngơ ngác của em bé khi được nhận những món quà tình nghĩa của cán bộ, phóng viên, của những tấm lòng hảo tâm của bạn đọc từ nhiều nơi gửi tới là những gì chúng tôi thấy, cảm nhận trong buổi tri ân này. Buổi lễ diễn ra và kết thúc diễn ra và kết thúc theo đúng như chương trình nhưng những gì đọng lại sau buổi lễ khiến  mọi người trong đoàn công tác đều đong đầy cảm xúc của riêng mình.
Lúc lên xe về, nhà báo Đức Sơn kể, khi buổi gặp gỡ kết thúc, gặp người cựu TNXP Hồ Cà Năm ở tận Tà Păng, xã Hướng Lập đến, đứng dưới sân khóc. Nắm lấy tay anh, ông cảm ơn vì sự quan tâm của báo với mình và đồng đội. Anh bảo lời cảm ơn đó khiến mình nhói lòng bởi với anh đó là trách nhiệm của thế hệ đi sau, của báo với bà con.  Kể đến đó, Sơn nghẹn lời, mọi người đều yên lặng.
Suốt buổi chiều đó, chúng tôi chung niềm vui khi chứng kiến bao khuôn mặt bừng sáng, những cái nắm tay hồ hởi của những người bạn từng một thời đạn bom, hôm nay lại thêm cơ hội để gặp lại nhau, an ủi, xẻ chia nhau những vất vả cuộc sống đời thường mà mình góp phần tạo dựng thêm phần ý nghĩa.
Đã cuối ngày nhưng đất trời Hướng Hóa vẫn còn nóng gay gắt, đoàn công tác vội chia tay bà con để đến nghĩa trang liệt sĩ của huyện thăm các anh. Nhắc đến nghĩa trang, ở mảnh đất Quảng Trị có đến 72 nghĩa trang liệt sĩ, trong đó Hướng Hóa là nơi có số lượng chiến sĩ hy sinh nhiều nhất. Trên mảnh đất một thời máu lửa này, đến nay vẫn còn biết bao người lính vẫn còn nằm đâu đó trong mỗi góc núi, vạt cây.
Trong lấp lóa ánh nắng cuối chiều, hàng nghìn ngôi mộ trong nghĩa trang như sáng bừng lên như để nhắc cho chúng tôi những nỗi đau mất mát của cuộc chiến. Những ngôi mộ mang chung một cái tên “liệt sĩ vô danh” mang nặng một nỗi đau không chỉ cho người nằm xuống mà cả chúng tôi, những người thuộc thế hệ sau khi vào đây, thắp nén nhang thơm cho các anh...
Trong làn khói thơm mà từng cán bộ, phóng viên tỏa đi khắp nghĩa trang thăm các anh, chợt nhớ câu chuyện lúc sáng của Tổng biên tập khi ngồi nghỉ trong chiếc quán ven đường bên đường 9, anh cho biết cảm tưởng mấy hôm trước đến Côn Đảo, viếng thăm nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương, trông những chứng tích lịch sử về sự anh dũng chiến đấu, hy sinh của lớp người đi trước thật xúc động khó tả.
Anh bảo, hôm nay, về với đất lửa này, mới thấy được những gì mà trong cuộc sống đời thường đang giành giật mới thật nhỏ bé, đớn hèn làm sao.
Trong tâm nguyện của chúng tôi, một ngày không xa lại được trở lại Hướng Hóa để thăm Y Thon, Cơ Răm, Y Múa, thăm lại những người liệt sĩ bất tử trong lòng của mọi người con đất Việt…

Sơn Bình

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...