Rưng rưng kỷ niệm lưu giữ trong tim những nữ chiến sĩ của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tại châu Phi

Phụ nữ Việt Nam đóng góp sức mình trong lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam tại châu Phi (nguồn ảnh BTPNVN)
Phụ nữ Việt Nam đóng góp sức mình trong lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam tại châu Phi (nguồn ảnh BTPNVN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Có thể thấy, trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, phụ nữ Việt Nam luôn thể hiện khát vọng hòa bình và là mắt xích quan trọng đóng góp cho nền độc lập của dân tộc. Trong thời bình, phụ nữ Việt Nam tiếp tục thể hiện tiếng nói, vai trò và sứ mệnh chung tay đóng góp vì nền hòa bình chung của dân tộc và trên thế giới và họ đã trở thành những nữ chiến sĩ của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tại châu Phi với thật nhiều kỷ niệm khó quên trong cuộc đời quân ngũ...

“Chiếc đèn sạc và hành trang ngày trở về” là câu chuyện của thiếu tá Nguyễn Mỹ Hạnh. Hành trang ngày trở về từ chuyến công tác tại Châu Phi của chị vẫn là những vật dụng cá nhân vốn đã quen thuộc với một người lính xa nhà như quần áo bộ đội, giày, mũ, áo mưa…

Nhưng nằm sâu trong chiếc ba lô còn có một đồ vật đặc biệt, gắn liền với người đồng đội đã ra đi mãi mãi khi thực hiện nhiệm vụ tại Trung Phi. Đó là chiếc đèn sạc do Liệt sĩ, Trung tá Đỗ Anh tặng để chị sử dụng, do đặc thù nơi chị công tác thường xuyên mất điện.

Chiếc đèn sạc - kỷ vật thân thiết của người đồng đội được thiếu tá Nguyễn Mỹ Hạnh trao tặng Bảo tàng. (nguồn ảnh BTPNVN)

Chiếc đèn sạc - kỷ vật thân thiết của người đồng đội được thiếu tá Nguyễn Mỹ Hạnh trao tặng Bảo tàng. (nguồn ảnh BTPNVN)

Đồ vật ấy đã làm tròn nhiệm vụ thắp sáng mỗi khi nữ chiến sĩ làm việc. Nó đã cùng chị trở về quê nhà với đầy ắp những ký ức về hành trình nơi đất lạ cùng người đồng đội thân thương, và sẽ mãi trở thành kỷ vật thiêng liêng vô giá, biểu trưng cho tinh thầnvà nhiệt huyết của những người lính cụ Hồ thời nay.

Trong hành lí lên đường của Trung tá Nguyễn Thị Liên có một chiếc máy khâu và chị đã sử dụng để may khẩu trang cấp phát miễn phí cho toàn bộ nhân viên Sở chỉ huy Phái bộ và một số người dân ở Thủ đô Bangui, Chính Phủ Cộng hòa Trung Phi trong bối cảnh đại dịch COVID-19 xảy ra vào năm 2020.

Trung tá Nguyễn Thị Liên đã may rất nhiều khẩu trang để trao tặng từ chiếc máy khâu này. (nguồn ảnh BTPNVN)

Trung tá Nguyễn Thị Liên đã may rất nhiều khẩu trang để trao tặng từ chiếc máy khâu này. (nguồn ảnh BTPNVN)

Hành động này thể hiện sáng kiến nhạy bén và cấp thiết với hoàn cảnh, cũng như mong muốn cùng chung tay góp phần ngăn chặn bệnh dịch bùng phát ở Châu Phi của các nữ chiến sĩ Việt Nam. Tài khéo của người phụ nữ Việt Nam một lần nữa lại được phát huy và vận dụng linh hoạt…

Trên đây là một vài nét chấm phá về những câu chuyện của những nữ chiến sĩ của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tại châu Phi được chia sẻ tại lễ tiếp nhận hiện vật và giao lưu “Những trái tim vì hoà bình” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với CLB “Trái tim người lính” và Cục Gìn giữ hoà bình Việt Nam tổ chức hôm nay (20/4). Trong những khách mời chính gồm môt số quân nhân tiêu biểu của Cục Gìn giữ hoà bình Việt Nam, có 5 nữ quân nhân đã trực tiếp tham gia công tác tại các Phái bộ Gìn giữ Hòa bình của Liên Hợp Quốc ở Cộng hòa Nam Sudan và Trung Phi...

Có thể thấy, trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, phụ nữ Việt Nam luôn thể hiện khát vọng hòa bình và là mắt xích quan trọng đóng góp cho nền độc lập của dân tộc. Trong thời bình, phụ nữ Việt Nam tiếp tục thể hiện tiếng nói, vai trò và sứ mệnh chung tay đóng góp vì nền hòa bình chung của dân tộc và trên thế giới và họ đã trở thành những nữ chiến sĩ của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tại châu Phi.

Mỗi người phụ nữ trong lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam tại Châu Phi có thể đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau, nhưng ở họ đều có những điểm chung. Đó là ý chí, tinh thần thép đã được thử thách và tôi luyện qua năm tháng, là tài khéo và trí tuệ, là nụ cười sau những giờ lao động vất vả.

Trong thời bình, phụ nữ Việt Nam tiếp tục thể hiện tiếng nói, vai trò và sứ mệnh chung tay đóng góp vì nền hòa bình chung của dân tộc và trên thế giới.(nguồn ảnh BTPNVN)

Trong thời bình, phụ nữ Việt Nam tiếp tục thể hiện tiếng nói, vai trò và sứ mệnh chung tay đóng góp vì nền hòa bình chung của dân tộc và trên thế giới.(nguồn ảnh BTPNVN)

Và còn đó những nỗi nhớ nhà của người mẹ, người vợ, người con xa gia đình, là sự hiểm nguy luôn rình rập khi làm việc tại những môi trường khó khăn và thiếu thốn nhất. Hành trang trên vai của những người phụ nữ “mũ nồi xanh” là những vật dụng cá nhân, tài liệu công tác, món quà kỷ niệm trao tay của người thân trong gia đình, hay đặc biệt là những trang phục đậm chất truyền thống Việt Nam được các chị mặc trong những dịp quan trọng. Khi về, ba lô ấy lại đầy hơn với những món quà giản dị của tình cảm, sự yêu mến mà người dân, trẻ em, phụ nữ, đồng nghiệp ở các nước sở tại dành tặng các chị.

Tại buổi lễ, 273 tài liệu hiện vật, trong đó có 58 hiện vật, 1 clip và 214 ảnh từ 5 nữ chiến sĩ đã tham gia công tác tại các Phái bộ Gìn giữ Hòa bình của Liên Hợp Quốc ở Cộng hòa Nam Sudan và Trung Phi đã được trao tặng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Mỗi hiện vật sưu tầm gắn liền với dòng ký ức, lời tự sự và câu chuyện cá nhân về hành trình hoạt động không mệt mỏi vì hòa bình của những trái tim phụ nữ Việt Nam trung hậu.

Đặc biệt, trong khuôn khổ chương trình, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp với tổ chức Thương Thương Handmade hướng dẫn các quân nhân của Cục gìn giữ hòa bình Việt Nam sẽ sang bệnh viện dã chiến 2 tại Nam Sudan vào tháng 4 và tháng 5/2022 làm các sản phẩm cuốn giấy nghệ thuật để khi sang Nam Sudan có thể dạy người dân làm bán hàng tăng thu nhập cũng như làm các sản phẩm lưu niệm tặng họ.

"Tôi có đọc một bài báo, trong đó Thiếu tá Đỗ Thị Hằng Nga, nữ sĩ quan Việt Nam đầu tiên tham gia gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan và Trung Phi đã chia sẻ: “Tôi hứa sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao phó. Tôi hứa sẽ luôn giữ hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thật tốt trong lòng bạn bè Việt Nam và quốc tế…”. Thật sự rất xúc động và tự hào. Các chị cùng đồng đội của mình đã ghi dấu ấn về một thế hệ phụ nữ Việt Nam hôm nay trong lòng bạn bè quốc tế bằng sự can đảm của người chiến sỹ, bằng sự tự hào về truyền thống anh dũng con cháu bà Trưng bà Triệu; bằng những nét đẹp duyên dáng dịu dàng, nhân hậu, bản lĩnh, trí tuệ của người phụ nữ Việt Nam" - bà Nguyễn Thị Minh Hương - Phó Chủ tịch Hội LHPNVN phát biểu tại lễ trao tặng hiện vật.

Tin cùng chuyên mục

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

Đọc thêm

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Nâng hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn

Cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc góp phần thu hút du lịch và môi trường văn hóa, kinh tế phát triển (ảnh T.T)
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.