Rộn ràng đi... học thuê

T. học thay một chị đang bầu bí, với "thù lao" là 50.000 đồng mỗi buổi học và 200.000 đồng mỗi buổi thi. Thu nhập của T. từ công việc tay trái này không đến nỗi nào. Đây không phải trường hợp cá biệt và dịch vụ học thuê hiện được quảng cáo công khai.

Học thuê, học hộ không còn là vấn đề mới nhưng cho đến nay các trường vẫn chưa thể giải quyết “dứt điểm”. Thậm chí, học thuê đã manh nha “bành trướng” thành “chợ” và được mời chào, rao bán công khai. Lớp học có những người học hạng...hai tại sao vẫn tồn tại?

Biết cũng làm ngơ

Đang bầu bí, thấy tôi có thời gian, chị bạn tôi liền giao ngay việc đi học giúp chị tại Học viện Ngân hàng. Tôi chưa kịp phản ứng, chị đã “phản pháo” luôn: Lớp chị học buổi tối, yên tâm, không ai phát hiện đâu. Em mang thẻ đi, đến ngồi điểm danh xong, em ngủ, đọc truyện... hay làm gì trong lớp cũng được. Không có lý do từ chối, tôi nhận lời.

Đi học... ngủ. Ảnh minh họa
Đi học... ngủ. Ảnh minh họa

Buổi học của tôi bắt đầu từ 6h tối. Tôi là dân mới toanh nhưng chả ai... thấy lạ. Tôi chọn một chỗ an toàn để ngồi. Bỗng một chị khác trong lớp ở đâu đến ngồi bên cạnh hỏi luôn: “Em đi học giúp ai à?”. Tôi cười, té ra cũng có người quan tâm. Nghe chị nói rằng ở lớp này thi thoảng lại có người lạ đến học, tôi hỏi: “Các thầy không biết à chị?”. Câu trả lời là: “Chị nghĩ các thầy biết nhưng không nói thôi, bọn chị cũng biết mà”.

Buổi tối đi học đầu tiên của tôi diễn ra xuôn xẻ, thầy giáo vào lớp giảng bài, điểm danh, 9h tối chúng tôi được về. Đúng là không có chuyện gì xẩy ra như lời chị bạn tôi “phán”.

Nghề tay trái, hái ra tiền

Sau vài lần đi học hộ, tôi cũng quen được một số bạn trong lớp. Trong đó, có T. cũng giống tôi, đang đi học thuê một người khác. T. cho hay đang học giúp một chị bầu bí ở cùng cơ quan. Giá ở đây là 50.000 đồng/buổi học và 200.000 đồng/buổi thi.

T. còn bật mí cho tôi rằng, “công dân hạng hai” như chúng tôi ở những lớp học liên thông, tại chức trong các trường hiện nay không ít. Những người nhờ học đều có nguyên do hợp lý cả. Theo T., công việc học hộ rất đơn giản, chỉ việc đến “điểm danh” rồi ngồi “ngáp” hoặc ngủ cũng được tiền. Cứ thế, mỗi tuần học ba buổi, tròm trèm mỗi tháng thu nhập của T. từ công việc tay trái này cũng không đến nỗi nào.

“Làm việc này mình được hưởng 100% công sức bỏ ra. Làm gia sư, vừa vất vả, vừa mệt lại còn bị trừ đầu trừ đuôi cho các công ty môi giới” - T. chia sẻ. Chính vì vậy, để tạo công ăn việc làm cho các bạn khác, mỗi lần có chị nào đó trong lớp bầu bí cần người học hộ là .T giới thiệu ngay.

Đang học liên thông tại ĐH Lao động xã hội, H. cho biết trong lớp thi thoảng lại có những gương mặt “lạ”. Còn trẻ, lại "chân son" nên H. thường xuyên được các bậc anh chị nhờ tìm người học hộ. Mỗi buổi học kéo dài 2-3 tiếng, sinh viên học thuê sẽ được “chủ” trả 30.000 đồng. Theo H., đây là mức giá “bèo” nhất so với các trường hiện nay.

Ở ĐH Kinh tế hay Học viện Ngân hàng, giá phải là 50.000 đồng/buổi” - H. nói.

Từ nguồn cầu quá hấp dẫn từ hiện tượng học thuê, những đường dây có tổ chức hẳn hoi đã hình thành. Ngoài mối trong các lớp tại chức, chuyên tu, văn bằng hai..., dịch vụ học thuê còn được mời chào, quảng cáo công khai. Những tờ rơi nhận học thay ngang nhiên được trưng bày ở cổng của nhiều trường ĐH, CĐ, với hứa hẹn “đảm bảo chất lượng cao”. Cổng phụ của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Thủy lợi, ĐH Công đoàn, Học viện Bưu chính - Viễn thông, ĐH Kiến trúc... có nhiều tờ rơi quảng cáo như thế.

Dịch vụ học thuê còn được đăng công khai trên internet. Vào một số trang web như: forum.clip.vn, www.hocthue.net, www.hvtc.vn, www.info.vn, chutin.vn..., sẽ dễ dàng thấy thông tin về dịch vụ học thuê tại chức, học thuê văn bằng hai, thậm chí học thuê cho hệ cao học!

Đi đêm lắm có ngày gặp...

Tuy nhiên, hiện nay, các trường đều tổ chức giám sát khá chặt chẽ sinh viên của mình. H cho biết, năm ngoái tại lớp liên thông của H ở ĐH Lao động Xã hội đã có một vài người bị đình chỉ học do bị nhà trường phát hiện thuê người học hộ. Không những thế, đối với những người học hộ cũng bị trường gửi công văn về trường và về địa phương.

Năm nay, học kỳ mới bắt đầu được hơn một tháng nhưng trong lớp vẫn có người đang học hộ. H cho biết các thầy của trường đã thông báo sẽ tiến hành kiểm tra gắt gao hơn nhưng xem ra vẫn chỉ là lời “dọa”. Vì dù khi các thầy có đến đóng cửa lớp điểm danh thì đóng cửa trước, người học vẫn có thể “chuồn” được qua cửa sau.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Đồng Dũng - Trưởng phòng Đào tạo ĐH Lao Động - Xã hội cho biết, tại các lớp liên thông, tại chức của trường vào đầu mỗi năm học trường thường phổ biến rất kỹ các nội quy trong đó có vấn đề học hộ, học thuê. Các buổi học, ngoài giảng viên đứng lớp, các lớp còn có các nhân viên của phòng đào tạo giám sát. Nếu phát hiện trường hợp nào học hộ, trường sẽ đình chỉ học tập đối với người thuê học. Còn người học thuê, trường sẽ gửi thông báo về địa phương hoặc trường nơi người này đang theo học.

Câu chuyện học thuê hẳn sẽ không thể kết thúc trong một xã hội vẫn còn coi trọng bằng cấp, vẫn lấy bằng cấp để đo năng lực của lao động. Nó cũng không thể mất đi khi các trường còn nhiều kẽ hở để nó có cơ hội tồn tại.

Ngăn chặn học thuê

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các trường ĐH, CĐ và TCCN siết chặt việc tổ chức, quản lý những lớp học trước tình trạng học thuê. Theo đó, nhà trường phải quản lý chặt chẽ việc sử dụng thẻ học viên khi đến lớp, có biện pháp ngăn ngừa các hành vi tiêu cực trong việc thi và kiểm tra của học viên. Trước ngày 30/10,  các trường phải báo cáo về công tác học viên và quản lý học viên trong năm 2009-2010 về Bộ.
Uyên Na

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Phản bác luận điệu xuyên tạc về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - Kỳ 2: Không ai bị bỏ lại, niềm tin được củng cố

Sau 17 năm mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội luôn duy trì mức tăng trưởng cao, giữ vai trò, vị thế là trung tâm kinh tế của Vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước. (Ảnh: thanglong.chinhphu.vn)
(PLVN) -  Sự thống nhất trong chỉ đạo, minh bạch trong thực thi và bảo đảm đầy đủ chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ thuộc diện sắp xếp… là nền tảng vững chắc cho “cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị tiếp tục triển khai trong thời gian tới. Bởi lẽ, niềm tin và sự đồng thuận cao cũng là mục tiêu mà mọi cải cách hướng đến.

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chiều 14/4, Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch theo nghi thức cao nhất dành đón Nguyên thủ quốc gia. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Lễ đón. (Ảnh VGP)
(PLVN) - Ngày 14/4/2025, Báo Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) đã đăng bài viết "Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc” của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân dịp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.  Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng đăng toàn văn bài viết:

Tổ chức trọng thể lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổ chức trọng thể lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
- Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025.

Việt Nam - Trung Quốc: Làm vững chắc hơn nữa nền tảng tin cậy chính trị

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. (Ảnh: BNG)
(PLVN) -  Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa và kỳ vọng của chuyến thăm, đặc biệt năm nay là dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025).

Phản bác luận điệu xuyên tạc về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - Kỳ 1: Nhu cầu bức thiết, đòi hỏi khách quan

Một trong những nội dung đặc biệt quan trọng của Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV là tìm cách xử lý những “điểm nghẽn” về thể chế để bộ máy chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại sao việc tinh gọn tổ chức bộ máy lại trở thành yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay và vì sao người dân ngày càng tin tưởng, kỳ vọng vào quá trình đổi mới này? Những câu hỏi đó đang dần có lời đáp bằng những quyết tâm, quyết sách hòa quyện “ý Đảng, lòng dân”, nhằm giải quyết những bức thiết đặt ra từ thực tiễn.

Đảng hành động vì tương lai, vì Nhân dân và sự hưng thịnh của đất nước

TS Trịnh Như Quỳnh.
(PLVN) - Nhiều cán bộ, đảng viên và Nhân dân bày tỏ sự tin tưởng và đánh giá cao những quyết sách sáng tạo, đúng đắn tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII (Hội nghị). Những việc làm này thể hiện rõ quyết tâm đổi mới, cho thấy Đảng ta đang hành động vì tương lai, vì Nhân dân và vì sự hưng thịnh của đất nước.

Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - “Có thể khẳng định Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Rất nhiều đồng chí Trung ương đề nghị Bộ Chính trị ghi nhận đây là Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta” - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh khi phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra chiều 12/4.

Thủ tướng: Thể chế phải mở đường, không để 'không quản được thì cấm'

Thủ tướng phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: VGP.
(PLVN) - Kết luận phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục rà soát, tháo gỡ triệt để các điểm nghẽn về thể chế, khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, mở đường cho đổi mới sáng tạo và phát triển. Cần dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, “không biết thì không quản”, thay vào đó là hoàn thiện hành lang pháp lý để tháo gỡ rào cản thể chế...

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII. Ảnh: Chinhphu.vn
Trong phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư cho biết, Ban chấp hành Trung ương thống nhất cao các chủ trương: về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: cấp Tỉnh (Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương), cấp Xã (Xã, Phường, Đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)...

Sống xứng đáng với sự hy sinh của cha ông

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Ngày 9/4, tại cuộc gặp mặt đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; do Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng tổ chức; Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu lay động lòng người.

Ứng phó chủ động, kịp thời, linh hoạt trong mọi tình huống

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) -  Chiều 10/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ để thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt và Tổng Bí thư Tô Lâm về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ và các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.