Quy hoạch lại “rừng” luật

Ở nước ta, để biết một văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) còn hiệu lực hay không, người tra cứu phải thực hiện rất nhiều thao tác, mất rất nhiều công sức, tốn kém và lãng phí thời gian. Kết quả điều tra khảo sát cho thấy: 63,1% số người được hỏi cho rằng “việc xác định hiệu lực VBQPPL vào một thời điểm nhất định là khó khăn”.

Ở nước ta, để biết một văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) còn hiệu lực hay không, người tra cứu phải thực hiện rất nhiều thao tác, mất rất nhiều công sức, tốn kém và lãng phí thời gian. Kết quả điều tra khảo sát cho thấy: 63,1% số người được hỏi cho rằng “việc xác định hiệu lực VBQPPL vào một thời điểm nhất định là khó khăn”.

Thực trạng bất cập trong việc ban hành, kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện  VBQPPL đã gây ra những hệ quả không mong muốn. Minh họa: NOP
Thực trạng bất cập trong việc ban hành, kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện VBQPPL đã gây ra những hệ quả không mong muốn. Minh họa: NOP

Nhu cầu thực tế từ cuộc sống

Dự án Pháp lệnh Pháp điển hệ thống QPPL đang được Chính phủ khẩn trương hoàn thiện trước khi tiếp tục đưa ra thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, bộ pháp điển nếu được hoàn thành theo quy định của Pháp lệnh này sẽ có giá trị sử dụng tin cậy, có tác dụng hạn chế việc bỏ sót QPPL khi áp dụng, khắc phục tình trạng áp dụng quy phạm đã hết hiệu lực, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí và nguồn lực trong việc tìm kiếm và áp dụng QPPL.

Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo Pháp lệnh Pháp điển hệ thống QPPL cho thấy, trong một số lĩnh vực pháp luật, số lượng văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn luật là rất lớn, đến nay chưa được thống kê đầy đủ. Chỉ đơn cử trong hai nhiệm kỳ khóa XI và XII, Quốc hội đã ban hành 151 luật và 48 pháp lệnh.

Theo số liệu của Chính phủ, chỉ trong năm 2010, Chính phủ đã ban hành 122 nghị định. Trong khi đó, theo thống kê từ Cơ sở dữ liệu Luật của Văn phòng Quốc hội, tính đến tháng 02/2009, tổng số VBQPPL còn hiệu lực thi hành là 19.095 văn bản. Trong vòng 5 năm (2005-2009), Việt Nam đã ban hành 20.569 văn bản pháp luật, lớn hơn cả số 14.641 văn bản pháp luật được ban hành trong 18 năm trước đó (1987-2004). Sự tồn tại một số lượng lớn VBQPPL như vậy đã gây nhiều khó khăn cho việc tiếp cận, tra cứu.

Bộ Tư pháp cũng cho biết, ở các nước phát triển, việc pháp điển các văn bản QPPL đã được tiến hành từ khá lâu.  Ở Việt Nam, thời gian qua, trước nhu cầu thực tế bức xúc, một số cơ quan nhà nước như Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các bộ: Khoa học và Công nghệ, Tư pháp, Tài chính, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường… đã lập những cơ sở dữ liệu pháp luật ban đầu. Một số công ty luật, tổ chức tư nhân đã xây dựng cơ sở dữ liệu riêng có thu phí các đối tượng sử dụng. Một số nhà xuất bản cũng tập hợp văn bản trên từng lĩnh vực pháp luật để xuất bản.

Tuy nhiên, các cơ sở dữ liệu này không phải là kết quả của pháp điển mà chỉ tập hợp những văn bản liên quan đến ngành, lĩnh vực của mình; chưa phân biệt rõ văn bản còn và hết hiệu lực; các văn bản thường được sắp xếp theo thời gian hoặc theo cơ quan ban hành; các quy phạm không được sắp xếp hợp lý theo từng vấn đề, nên việc tra cứu, tìm kiếm các quy phạm cần thiết là rất khó khăn. Hơn nữa, việc tập hợp, sắp xếp các QPPL của các cơ sở dữ liệu này là không chính thức, nên chưa có cơ sở để khẳng định sự đầy đủ và độ tin cậy.

 Trước yêu cầu cấp bách và vai trò quan trọng của việc pháp điển hệ thống QPPL, Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 (Điều 93) quy định “quy phạm pháp luật phải được rà soát, tập hợp, sắp xếp thành bộ pháp điển theo từng chủ đề” và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định vấn đề này. Như vậy, có thể nói việc sớm ban hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật là hết sức cần thiết.

Hữu ích cho cả người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước

Có thể khẳng định, số lượng các VBQPPL ngày càng nhiều lại không được hệ thống hóa, pháp điển hóa đang là khó khăn lớn cho việc xác định các quy định nào của các VBQPPL là các quy định đang còn hiệu lực và đang được áp dụng ở Việt Nam. Trong khi đó, nhu cầu tìm hiểu để thực hiện đúng pháp luật đang ngày càng trở thành nhu cầu bức xúc của xã hội.  

Thêm vào đó, thực trạng bất cập trong việc ban hành, kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện VBQPPL đã gây ra những hệ quả không mong muốn đối với cả cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Đơn cử, rủi ro khi thi hành pháp luật do không biết chính xác nội dung quy định và hiệu lực của quy định hiện hành sẽ dẫn đến  sự thiếu công bằng và bất bình đẳng về cơ hội kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Đây là một trong những cơ hội cho một số cán bộ, công chức nhà nước lạm quyền, áp dụng “linh hoạt” quy định của pháp luật để thuận tiện cho việc quản lý. Đây cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm gia tăng tình trạng tham nhũng hiện nay. Đối với Nhà nước, hệ thống pháp luật đồ sộ làm lãng phí thời gian và công sức của công chức nhà nước trong việc tìm kiếm và xác định hiệu lực của văn bản, trong khi họ phải xử lý một khối lượng công việc hàng ngày rất lớn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng quá tải và tạo thêm áp lực lớn đối với công chức nhà nước.

Để góp phần khắc phục tình trạng này, một trong những giải pháp cần thiết phải thực hiện là pháp điển hệ thống QPPL. Pháp điển hệ thống QPPL giúp doanh nghiệp và người dân có thể được hưởng một chính sách hợp lý, rõ ràng, minh bạch và không phải mất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm văn bản; giảm rủi ro cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phát sinh từ việc nhầm lẫn và không chắc chắn về các nghĩa vụ pháp lý liên quan. Bên cạnh đó, pháp điển hệ thống QPPL giúp cho hệ thống pháp luật được minh bạch, qua đó, tăng tỷ lệ tuân thủ của doanh nghiệp, giảm chi phí kiện tụng, chi phí nghiên cứu pháp luật đối với doanh nghiệp, giảm vi phạm pháp luật và khiếu kiện, đồng thời thu hút đầu tư và tạo công ăn việc làm nhiều hơn.

Trong lĩnh vực pháp luật đầu tư, số liệu thống kê vào tháng 4/2008 cho thấy, với 134 trang văn bản luật thì có đến 3.471 trang văn bản hướng dẫn thi hành. Tính trung bình, cứ 1 trang Luật Đất đai có 19,5 trang  văn bản hướng dẫn thi hành; đối với Luật Xây dựng, tỷ lệ này là 12,5 trang; đối với Luật Đầu tư là 8 trang và Luật Môi trường là 8 trang. 

Lan Phương

Đọc thêm

Đổi mới và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật

Đổi mới và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật
(PLVN) - Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa Bộ Tư pháp với Viện Konard Adenauer Stiftung (KAS), ngày 17/5, Bộ Tư pháp và Viện KAS tổ chức Hội thảo với chủ đề “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật (THPL) giai đoạn 2025-2030”.

Sẽ bổ sung nhiều loại súng vào nhóm vũ khí quân dụng

Súng bắn đạn ghém được nhiều đối tượng sử dụng trái phép sẽ được quy định là vũ khí quân dụng. (Ảnh: CAQN)
(PLVN) - Ngoài bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ, dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) cũng có nhiều điểm mới đáng chú ý khác như bổ sung các loại súng bắn đạn ghém, súng kíp, súng nén khí, súng nén hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này vào nhóm vũ khí quân dụng; quy định về việc tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cho, tặng, viện trợ…

Khoa học pháp lý phải đồng hành với sự phát triển của đất nước

PGS.TS Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) -Trong 45 năm hình thành và phát triển, phát huy tinh thần đoàn kết của các thế hệ thầy và trò, Trường Đại học Luật Hà Nội đã luôn nỗ lực đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Nhân dịp chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2024, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn PGS,TS. Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.

Ngày 17/5, Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp

Ngày 17/5, Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp
(PLVN) -Ngày 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp theo hình thức trực tuyến tại 64 điểm cầu (01 điểm cầu Trung ương và điểm cầu địa phương tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Tạo sự chủ động, linh hoạt trong thực hiện quy hoạch tỉnh

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Lê Đại Hải, Phó Chủ tịch hội đồng thẩm định chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 16/5, Bộ Tư pháp tổ chức họp thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với sự chủ trì của Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Lê Đại Hải, Phó Chủ tịch hội đồng thẩm định.

Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng

Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng
(PLVN) - Triển khai các hoạt động hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2024-2025 giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp, trong hai ngày 15-16/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp hai nước phối hợp tổ chức Tọa đàm Chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về thu hồi tài sản tham nhũng.

Bạc Liêu: Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật

Bạc Liêu: Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật
(PLVN) - Ngày 14/5, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 7 và Tọa đàm “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng các dự án Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ”.

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật
(PLVN) - Hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2013 – 18/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội (10/11/1979 – 10/11/2024) , ngày 14/5 , Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Diễn đàn Luật học và Phát triển năm 2024 với chủ đề “Pháp luật và trí tuệ nhân tạo ” .

Tăng cường kỹ năng cho tuyên truyền viên pháp luật

Toàn cảnh Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 14/5, Bộ Tư pháp phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Tọa đàm góp ý Sổ tay dành cho tuyên truyền viên pháp luật về kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật và giáo dục kỹ năng sống cho người chưa thành niên nhằm phòng, chống vi phạm pháp luật.