Sức mạnh hệ thống “không đối thủ”, “tấn công cùng lúc 10 tên lửa siêu thanh” của Nga

Hệ thống tên lửa phòng không S-500 của Nga.
Hệ thống tên lửa phòng không S-500 của Nga.
(PLVN) - Tờ báo Sasapost của Ai Cập cho rằng sự ra đời của hệ thống tên lửa phòng không S-500 đưa đến sự khởi đầu kỷ nguyên mới của sự thống trị của Nga trên thị trường vũ khí.

Theo Hãng tin Sputnik, trong một bài viết, tờ Sasapost cho rằng, hệ thống tên lửa phòng không S-500 của Nga có khả năng bắn trúng 10 tên lửa đạn đạo đồng thời, kể cả khi tốc độ của những tên lửa này là từ 18 đến 25.000 km/h. Hệ thống Prometheus cũng có thể bắn hạ tên lửa và máy bay ở độ cao tới 200 km.

Một điểm mạnh khác của tổ hợp này, theo các tác giả của bài báo, là tính cơ động của nó. Theo đó, hệ thống S-500 được cho là có thể được đưa vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu chỉ trong vài phút.

Một ưu điểm nữa của hệ thống tên lửa mới của Nga là nó có thể được vận chuyển bằng tàu chiến, có nghĩa là có tính năng tự do di chuyển cao hơn. 

Phạm vi sử dụng rộng rãi hơn của hệ thống này với tư cách là vũ khí răn đe trên biển cho thấy S-500 có thể tiêu diệt các tàu khu trục mạnh nhất của Mỹ.

“Hệ thống đó có thể phát hiện mối đe dọa, đưa ra quyết định về cách thức phản ứng, phóng tên lửa vào mục tiêu và tiêu diệt chúng chỉ trong 4 giây”, tờ Sasapost viết.

“Những đặc điểm này biến tổ hợp của Nga trở thành một mối đe dọa toàn cầu, buộc thế giới chỉ còn cách là lặng câm quan sát”, tờ báo nhận định.

Vẫn theo bài viết, ngoài việc gợi lên nỗi kinh hoàng cho các quốc gia khác, hệ thống S-500 còn mang lại rất nhiều tiền cho Nga.

Tác giả bài viết cho rằng hệ thống phòng không Nga sẽ có giá khoảng 500 triệu USD trong khi hệ thống Patriot của Mỹ có giá gấp đôi, còn giá của THAAD thậm chí có thể lên tới 3 tỷ USD, vì thế, một số nước có thể sẽ khó cưỡng lại sự cám dỗ để có được một hệ thống tên lửa phòng không mới nói trên.

S-500 hay S-500 Prometei là hệ thống tên lửa phòng không đất đối không thế hệ mới. Là sản phẩm của Tập đoàn Almaz-Antey, tổ hợp này được quảng cáo có thể triệt hạ các máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình siêu thanh đồng thời cũng có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo và tiêu diệt các mục tiêu trong không gian gần.

Về mặt thông số kỹ thuật, giới chức Nga khẳng định, hệ thống S-500 có bán kính hủy diệt 600 km. 

Hệ thống này còn có khả năng phát hiện và tấn công đồng thời tới 10 mục tiêu đạn đạo siêu thanh có tốc độ bay lên tới 7 km/s, tức gấp 20 lần vận tốc âm thanh. 

Giới chức Nga khẳng định, với những đặc tính ưu việt như vậy, hệ thống S-500 sẽ vượt trội hơn đáng kể so với hệ thống S-400 hiện đang phục vụ trong lực lượng phòng không Nga và cả hệ thống phòng thủ tên lửa đối thủ Patriot 3 của Mỹ.

Đầu tháng 2 vừa qua, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko thông báo việc thử nghiệm tên lửa hiện đại nhất S-500 Prometei đã được tiến hành tại Nga hồi năm ngoái.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trước đó cho biết, việc chuyển giao các hệ thống S-500 cho quân đội sẽ bắt đầu vào năm 2020. 

Nga đã đào tạo các chuyên gia để học cách vận hành hệ thống mới tại Học viện Quân sự của Lực lượng Không gian vũ trụ tại Tver kể từ năm 2017.

Nga đang phát triển S-500 với tầm nhìn hoạt động trong 25 năm tới. Như các phương tiện truyền thông phương Tây đưa tin, hệ thống tên lửa mới của Nga tấn công mục tiêu ở tầm bắn xa hơn 80 km so với bất kỳ hệ thống tên lửa hiện có nào.

Đọc thêm

Tin không vui với Ukraine

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Hy Lạp không có ý định cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 hoặc Patriot cho Ukraine vì Hy Lạp cần những hệ thống để bảo vệ đất nước.

Belarus thông báo tập trận hạt nhân

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
(PLVN) - Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã ra lệnh cho quân đội nước này tiến hành thử nghiệm các hệ thống vũ khí có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên Đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.