Cựu Tổng Giám đốc IMF đối mặt vụ kiện cưỡng dâm mới

Nữ nhà văn Pháp Tristane Banon cho biết, hôm nay, cô nộp đơn kiện cựu Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) từng cố ý hiếp dâm mình vào năm 2003. Tuyên bố này đã tạo nên những biến động mới trong cuộc tranh cãi về khả năng quay trở lại chính trường của cựu lãnh đạo IMF.

Nữ nhà văn Pháp Tristane Banon cho biết, hôm nay, cô nộp đơn kiện cựu Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) từng cố ý hiếp dâm mình vào năm 2003. Tuyên bố này đã tạo nên những biến động mới trong cuộc tranh cãi về khả năng quay trở lại chính trường của cựu lãnh đạo IMF.

DSK và nữ nhà văn người Pháp Tristane Banon. Ảnh AFP
DSK và nữ nhà văn người Pháp Tristane Banon. Ảnh AFP

Theo AP, những cáo buộc tấn công tình dục và cố ý hiếp dâm đối với ông Strauss-Kahn tại New York có thể sẽ được hủy bỏ sau khi nhà chức trách phát hiện ra những bằng chứng về sự gian dối của nữ hầu phòng khách sạn.

Điều này đã làm cho nhiều người Pháp, đặc biệt là những người thuộc đảng Xã hội, hy vọng về khả năng chính trị gia lâu năm của họ có thể sẽ đạt được ước mơ trong cuộc tranh giành cương vị người đứng đầu đất nước với Tổng thống Nicolas Sarkozy.

Tuy nhiên, khi những tư tưởng này vừa được nhem nhóm lên thì nền chính trị thế giới lại chấn động với một tin “sốc” khác khi luật sư của nữ văn sỹ người Pháp Tristane Banon tuyên bố sẽ nộp đơn kiện ông Strauss-Kahn cũng từng cố ý hiếp dâm mình từ 8 năm trước.

Sau khi ông Strauss-Kahn bị bắt hôm 14/5 tại New York, Banon đã lên tiếng về việc vị cựu Tổng Giám đốc quấy rối và tìm cách hiếp dâm khi cô thực hiện một cuộc phỏng vấn ông Strauss-Kahn hồi năm 2003. Banon không báo với cảnh sát về sự việc này, song đã từng nhắc tới nó trong một cuộc trò chuyện trên truyền hình năm 2007.

Theo tố cáo của Banon, vụ việc xảy ra năm 2003, khi cô đang viết một cuốn sách và cần phỏng vấn ông Strauss-Kahn để lấy thêm tư liệu. Ông Strauss-Kahn đã hẹn cô đến một studio và đã có nhiều hành vi “thân mật” quá trớn với nữ nhà văn. Theo Banon, cô đã phải chống cự khi Strauss-Kahn cố cởi áo lót và quần của cô. “Ông ta lao vào người tôi. Tôi phản kháng quyết liệt. Tôi đá mạnh ông ta. Ông ta khi đó như một con tinh tinh đực. Cuối cùng, tôi may mắn trốn thoát”, Banon nói.

Nhà văn Pháp cho biết đã không theo đuổi vụ kiện 8 năm trước vì khi đó ai cũng nói cô sẽ thua. Ngoài ra, luật sư của Banon là David Koubbi khẳng định, Banon khi đó được mẹ mình cũng là một chính trị gia trong cùng đảng Xã hội thuyết phục không nộp đơn kiện ông Strauss-Kahn vì theo bà này, điều đó tốt cho sự nghiệp của cô hơn. Tuy nhiên, sau sự việc tại New York, Banon cho rằng đây là cơ hội để lên tiếng chống Strauss-Kahn.

Khi được AFPTV phỏng vấn, luật sư David Koubbi giải thích rằng Tristane Banon đã đưa ra quyết định của mình “bởi vì cô đã phải chịu đựng việc mà cô cáo buộc DSK và rằng khi mà tại Pháp hay nơi khác mọi người cũng có thể trở thành nạn nhân của một âm mưu hiếp dâm, cần phải nộp đơn kiện”. Với tội hiếp dâm, thời hạn có hiệu lực để nộp kiện là 10 năm và về mặt lý thuyết thì người bị buộc tội này có thể phải lĩnh 15 năm tù, song trên thực tế người ta khó có thể chứng minh được sau nhiều năm sự việc xảy ra.

Sau tuyên bố của luật sư Koubbi, các luật sư của DSK đã phản ứng bằng việc thông báo với hãng tin AFP rằng sẽ có một đơn kiện tố cáo Banon vu khống. Trong khi đó, các công tố viên và luật sư người Mỹ cho rằng, đơn kiện mới chống DSK sẽ không ảnh hưởng gì đến quá trình tố tụng đang diễn ra tại Mỹ.

Ông DSK từng là ứng viên hàng đầu của đảng Xã hội Pháp trong cuộc đua vào vị trí tổng thống Pháp. Hiện nay ông đã được miễn quản thúc tại New York sau khi các công tố viên Mỹ nghi ngờ về tư cách của nữ hầu phòng cáo buộc DSK tội hiếp dâm. Tuyên bố về vụ kiện cáo của Banon được luật sư Koubbi công bố sau khi kết quả của 2 cuộc thăm dò cho thấy hầu hết những người được hỏi đều nghĩ DSK nên trở lại chính trường Pháp, trong khi một số ít khác thì quả quyết sự nghiệp chính trị của ông này đã chấm dứt. Một phát ngôn viên của đảng Xã hội Pháp thì bác bỏ khả năng DSK có thể đại diện cho đảng chạy đua vào Điện Elysée.

Kết quả một cuộc thăm dò dư luận được thực hiện sau khi ông DSK được miễn quản thúc tại New York và trước khi nữ nhà văn Pháp tuyên bố đưa ra một vụ kiện mới cho biết, 42% người Pháp vẫn cho rằng Dominique Strauss-Kahn có thể vẫn sẽ là một “Tổng thống tốt”. Cụ thể, theo cuộc thăm dò này, đối với 77% người Pháp, cựu Tổng Giám đốc IMF trước hết là nhân vật “tinh thông”, trong khi đó 57% người Pháp cho rằng ông là người “dũng cảm”, 55% cho rằng ông có “ý tưởng tốt cho nước Pháp”, 51% đánh giá ông là người “có thể cải cách đất nước theo hướng tốt”, 42% nói ông “có thể tăng cường hơn hình ảnh của Pháp ở nước ngoài”, 38% cho ông là người “nhiệt tình” và 35% nhận xét DSK “hiểu rõ những mối quan tâm của người Pháp”.

T.T – H.D

Đọc thêm

Tin không vui với Ukraine

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Hy Lạp không có ý định cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 hoặc Patriot cho Ukraine vì Hy Lạp cần những hệ thống để bảo vệ đất nước.

Belarus thông báo tập trận hạt nhân

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
(PLVN) - Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã ra lệnh cho quân đội nước này tiến hành thử nghiệm các hệ thống vũ khí có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên Đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.