45 phái đoàn nước ngoài dự Triển lãm Hải quân Quốc tế tại Nga

Hình ảnh tại Triển lãm
Hình ảnh tại Triển lãm
(PLVN) - Đại diện phía Nga cho biết, 45 phái đoàn từ 33 quốc gia, trong đó có 23 phái đoàn của lực lượng hải quân các nước đã đến dự Triển lãm Hải quân Quốc tế (IMDS) lần thứ 9 do Nga tổ chức tại thành phố St. Petersburg.

Theo hãng tin Sputnik của Nga, Triển lãm IMDS lần thứ 9 đã khai mạc hôm 10/7 tại St. Petersburg. Triển lãm này do Bộ Công thương Nga tổ chức, với sự tham gia của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Nga, Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật - quân sự Nga (FSMTC) và Rosoboronexport.

Triển lãm năm nay được tổ chức trên khuôn viên rộng hơn 15.000m2. Theo đơn vị tổ chức, tham gia triển lãm có 352 đơn vị, trong đó có 28 công ty từ 19 quốc gia; 45 phái đoàn từ 33 nước, trong đó có 23 phái đoàn của lực lượng hải quân các nước đến dự triển lãm theo lời mời của Công ty Rosoboronexport.

Ông Sergei Chemezov - Tổng Giám đốc Tập đoàn Nhà nước Rostec của Nga – khẳng định, trong những năm qua, triển lãm IMDS đã trở thành một trong những diễn đàn hải quân lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trên thế giới, tại đây giới thiệu những phát triển tiên tiến nhất trong lĩnh vực đóng tàu và kỹ thuật hàng hải của Nga.

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xuất khẩu Vũ khí quốc gia Nga (Rosoboronexport) Igor Sevastyanov cho biết thêm, tại triển lãm lần này, Nga sẽ mang ra giới thiệu những thành tựu và phát triển mới nhất của ngành đóng tàu, các loại vũ khí hải quân, công nghệ và vật liệu đóng tàu tiên tiến của nước này. Trong đó, 17 tàu thuyền thuộc các lớp khác nhau của Hải quân, Cơ quan Biên phòng, cũng như những sản phẩm xuất khẩu của các nhà máy đóng tàu Nga sẽ cập cảng St. Petersburg để phô diễn sức mạnh.

Cụ thể, Rosoboronexport cho biết sẽ mang ra giới thiệu hệ thống tên lửa chống hạm, Rubezh-ME và pháo tự động 57 mm trên mô-đun AU-220M trang bị cho tàu chiến. Công ty cũng “trình làng” nhiều sản phẩm mới như tàu chiến lớp Gepard-3.9, tàu tuần tra cỡ nhỏ thuộc Dự án 20382 Tiger, tàu quét mìn ven bờ thuộc Dự án 12701E, tàu ngầm điện diesel lớp Varshirlanka thuộc Dự án 636, phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm diesel-điện Amur-1650 được trang bị hệ thống tên lửa Club-S…

Ông Sevastyanov khẳng định IMDS đóng vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy sự hợp tác kỹ thuật quân sự của Nga với các nước. “Nga với tư cách nhà xuất khẩu sản phẩm sang thị trường các nước tham gia vào tất cả phân khúc thiết bị quân sự cung cấp cho lực lượng hải quân. Những tàu chiến của Nga và Liên Xô trước đây hiện vẫn đang hiện diện trong lực lượng hải quân các nước Mỹ Latin. Chúng tôi cũng đang làm việc với các nước Đông Nam Á và Trung Đông”, ông Sevastyanov nhấn mạnh.

Theo Phó Tổng giám đốc Rosoboronexport, ngoài việc giới thiệu sản phẩm, phía Nga cũng khẳng định sẵn sàng thảo luận về chuyển giao công nghệ hải quân cho các nước. Về sự hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật hải quân với các nước châu Á-Thái Bình Dương, ông Igor Sevastyanov tiết lộ đang tiến hành đàm phán về cung cấp tàu khu trục, tàu hộ tống và tàu ngầm cho một số quốc gia Đông Nam Á.

“Ấn Độ vẫn là đối tác truyền thống của chúng tôi. Chúng tôi cũng vẫn duy trì liên lạc với Trung Quốc dù sự hợp tác với nước này trong lĩnh vực kỹ thuật hải quân không phải là tích cực lắm. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đầy hứa hẹn, chất lượng hợp tác rất tốt. Phải thừa nhận rằng, đôi khi chúng tôi không đạt được kết quả lý tưởng”, ông Sevastyanov nói.

Đọc thêm

Tin không vui với Ukraine

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Hy Lạp không có ý định cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 hoặc Patriot cho Ukraine vì Hy Lạp cần những hệ thống để bảo vệ đất nước.

Belarus thông báo tập trận hạt nhân

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
(PLVN) - Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã ra lệnh cho quân đội nước này tiến hành thử nghiệm các hệ thống vũ khí có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên Đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.