Vụ nã đạn pháo sang nhau giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc chiều qua khiến 2 quân nhân Hàn Quốc thiệt mạng cùng nhiều người khác bị thương. Nhiều nước trên thế giới bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Theo nguồn tin chính thức, vụ nã đạn pháo đã khiến 2 quân nhân thiệt mạng và 18 người khác bị thương, trong đó, có 15 lính và 3 dân thường. CHDCND Triều Tiên đã lên tiếng nói rằng, Hàn Quốc đã “gây sự” trước chứ không phải là họ bắn pháo trước.
Một quan chức Hàn Quốc nói rằng, Triều Tiên bắn đạn pháo “khiêu khích” Hàn Quốc và binh sĩ Hàn Quốc cũng ngay lập tức bắn trả. Theo một quan chức Hàn Quốc giấu tên, Triều Tiên đã bắn 200 quả pháo về phía Hàn Quốc, trong khi Hàn Quốc bắn trả 80 quả.
Theo một người dân trên đảo Yeonpyong, khoảng 50 trái phá đã rơi xuống hòn đảo này, gây ra hư hại nhiều ngôi nhà. “Ít nhất 10 ngôi nhà đã bị cháy. Người ta ra lệnh cho chúng tôi phải rời khỏi nhà”, Lee Jong-Sik – một người dân – cho biết.
Kể từ hồi tháng 3 năm nay, quan hệ giữa hai miền Triều Tiên đã rơi vào tình trạng căng thẳng sau vụ tàu hải quân Hàn Quốc bị chìm ở biển Hoàng Hải khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Hàn Quốc và một ủy ban điều tra quốc tế buộc tội Triều Tiên đánh chìm tàu của Hàn Quốc, song Triều Tiên vẫn phủ nhận.
Hai nước trên bán đảo Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh bởi cuộc chiến 1950 - 1953 kết thúc bằng thỏa thuận ngừng bắn mà chưa có hiệp ước hòa bình nào được ký kết.
Vụ nã đạn pháo trên giữa hai miền Triều Tiên xảy ra khi đặc phái viên Mỹ về CHDCND Triều Tiên Stephen Bosworth rời
Sau vụ việc trên, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-Bak đã ra lệnh “kiểm soát (tình hình) một cách tốt nhất để tránh một sự leo thang”, song
Mỹ, nước có 28.500 lính tại Hàn Quốc – đã “lên án mạnh mẽ” vụ tấn công. Phát ngôn viên Nhà Trắng Robert Gibbs nhấn mạnh,
Trong khi đó, một nguồn tin ngoại giao Pháp tuyên bố, một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đang được tính toán tổ chức. Tuy nhiên, Chủ tịch đương nhiệm của Hội đồng Bảo an – Đại sứ Anh Mark Lyall Grant, cho hay không một cuộc họp nào của cơ quan này diễn ra hôm qua.
Về phần mình, Trung Quốc bày tỏ “lo ngại” và cho rằng cần phải “khẩn cấp” thúc đẩy tiến trình đàm phán về vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.
Ngoài ra, Nga, Canada, Anh, Pháp, Đức và nhiều nước châu Âu khác cũng như Brazil, Argentina, Liên Hợp Quốc và NATO cũng đã lên án vụ nã đạn pháo mà các bên cho là do Triều Tiên tấn công trước. Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu thì kêu gọi các bên cần tránh tình trạng leo thang bạo lực.
Hôm qua, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam về vụ bắn pháo trên Bán đảo Triều Tiên, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói: “Việt Nam lo ngại sâu sắc về vụ bắn pháo xảy ra ngày 23/11/2010 trên Bán đảo Triều Tiên. Việt Nam phản đối mọi hành động sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế và mọi hành động quân sự gây thiệt hại cho thường dân vô tội. Mong các bên liên quan nỗ lực vì hòa bình, ổn định trên Bán đảo Triều Tiên, giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình.”