Quảng Ninh - Nam Định cấp tập ứng phó bão số 2

Di chuyển các phương tiện vào nơi neo đậu an toàn tại Hải Phòng. Ảnh: TTXVN.
Di chuyển các phương tiện vào nơi neo đậu an toàn tại Hải Phòng. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Các địa phương từ Ninh Bình tới Quảng Ninh, nơi nguy cơ bão số 2 (tên quốc tế Mun) đổ bộ trực tiếp, đang cấp tập triển khai các biện pháp ứng phó.

Tại Quảng Ninh, chiều nay, 3/7, Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan của tỉnh đã đi kiểm tra công tác phòng, chống cơn bão số 2 tại huyện Vân Đồn.

Bí thư tỉnh yêu cầu, trong ngày 4/7, từ tỉnh đến cơ sở phải dừng tất cả các cuộc họp để tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống bão số 2.

Ông Vũ Mạnh Long - Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa Quảng Ninh cho biết, đã dừng cấp phép đối với tàu du lịch tham quan vịnh Hạ Long và tàu ra các tuyến đảo từ 11h hôm nay, riêng tàu ra Cô Tô từ cảng Cái Rồng dừng từ sáng. 

Theo ông Trần Như Long, Chủ tịch UBND huyện Cô Tô, huyện đảo này đã kêu gọi các tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn, bà con chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cây cối, đồng thời yêu cầu các lực lượng ứng trực và sẵn sàng ứng phó. Những khách chưa kịp vào bờ được thông báo ở lại đảo để đảm bảo an toàn.

Theo báo cáo của huyện Vân Đồn, trước diễn biến của bão số 2, UBND huyện đã ban hành 2 công văn chỉ đạo các đơn vị, cơ quan, xã, thị trấn trên địa bàn huyện chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, kịp thời thông tin đến nhân dân để có biện pháp phòng, chống kịp thời.

Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Vân Đồn đã có 1.266 phương tiện tàu, thuyền của các xã, thị trấn nhận được thông tin để vào nơi tránh trú an toàn, trong đó có 110 chiếc đánh bắt xa bờ, 1.156 tàu có công suất máy dưới 90 CV; 531 nhà bè nuôi trồng thủy sản, dịch vụ được gia cố, chằng buộc, sẵn sàng sơ tán người già, trẻ em lên bờ; 26 công trình hồ đập được rà soát, đảm bảo an toàn vận hành.

Để chuẩn bị cho công tác phòng, chống bão số 2, các cơ quan, đơn vị với nòng cốt là lực lượng vũ trang và dân quân tự vệ trên địa bàn đã lên phương án phòng, chống với phương châm "4 tại chỗ", đồng thời Ban Chỉ đạo PCTT-TKCN huyện đã huy động 18 máy xúc, 21 ô tô của các đơn vị thi công trên địa bàn túc trực xử lý những khu vực có nguy cơ ngập lụt.

Sau khi đi kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn thị trấn Cái Rồng, nghe báo cáo của  huyện Vân Đồn, Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Đọc, nhấn mạnh: Bão số 2 đang tiến gần đến đất liền, do đó cả hệ thống chính trị phải vào cuộc triển khai chỉ đạo phòng, chống; tuyệt đối không được chủ quan trước mọi diễn biến. Đồng chí yêu cầu: Trong ngày 4/7, từ tỉnh đến cơ sở phải dừng tất cả các cuộc họp để tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống bão số 2.

Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu kiểm tra dự án cải tạo hệ thống thoát nước tại chân Đèo Bụt, Quang Hanh, Tp Cẩm Phả
Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu kiểm tra dự án cải tạo hệ thống thoát nước tại chân Đèo Bụt, Quang Hanh, Tp Cẩm Phả

Từ chiều 3/7 đến ngày 4/7, từ tỉnh đến các địa phương phải thành lập các đoàn đi kiểm tra tại cơ sở, những nơi xung yếu; tuyên truyền vận động nhân dân không được chủ quan, nhất là tại các nhà bè nuôi trồng thủy sản, những nơi có nguy cơ sạt lở.

Ngoài việc vận động nhân dân chằng buộc, gia cố lồng bè nuôi trồng thủy sản thì cần kiên quyết di dời người dân lên bờ để đảm bảo an toàn tính mạng. Nếu địa phương nào để xảy ra chết người do lỗi chủ quan thì lãnh đạo địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo tỉnh.

Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc, kiểm tra các lồng bè thủy sản tại huyện Vân Đồn
Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc, kiểm tra các lồng bè thủy sản tại huyện Vân Đồn

Đối với hồ đập trên địa bàn tỉnh, các đơn vị, địa phương cần tiếp tục rà soát, có phương án xả lũ khi có mưa lớn. Ngành than có phương án đảm bảo an toàn trong khai thác than và khu vực bãi thải mỏ, tránh để ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, đời sống người dân quanh khu vực.

Các địa phương có nguy cơ ngập lụt cao, như: Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên Yên phải có phương án di dời dân; chằng chống nhà cửa, bảo vệ tài sản, tính mạng cho người dân theo phương châm "4 tại chỗ"; cảnh báo lũ quét, lũ ống sau bão, đặc biệt không được để người dân đi qua các đập tràn.Ở những vùng trũng thấp như tại địa bàn Tx Quảng Yên, cần kiểm tra trên tuyến đê Hà Nam, bởi nước thủy triều dâng cao, đề phòng ngập lụt, tránh xâm thực mặn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và tài sản của nhân dân.

Huyện đảo Cô Tô đã có mưa kèm gió lớn
Huyện đảo Cô Tô đã có mưa kèm gió lớn

Tại Hải Phòng, khoảng 14h hôm nay, 3/7, tại Bạch Long Vĩ đã quan trắc được gió mạnh cấp 7 (15m/s), giật cấp 8 (19m/s); ở trạm Cô Tô có gió giật mạnh cấp 7.

Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Nguyễn Văn Tùng đã chỉ đạo thành lập 7 Đoàn kiểm tra công tác phòng chống bão số 2 tại các địa bàn. 

Theo đó, 7 đoàn kiểm tra bao gồm Trưởng đoàn là các lãnh đạo UBND thành phố, lãnh đạo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP và thành viên là lãnh đạo các sở, ngành liên quan, kiểm tra tại các quận, huyện trên địa bàn TP. Thời gian kiểm tra từ ngày 3/7/2019 đến khi thực hiện xong công tác khắc phục hậu quả sau bão. Chương trình, thời gian, địa điểm kiểm tra do Trưởng đoàn Đoàn kiểm tra quyết định cụ thể.

Cùng với đó, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hải Phòng có Thông báo về việc đình chỉ các hoạt động giao thông vận tải đường thủy nội địa, vui chơi giải trí trên các khu vực biển đảo, ven sông phòng chống bão số 2 từ 12h ngày 3/7. 

Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng kiểm tra công tác phòng chống bão số 2
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng kiểm tra công tác phòng chống bão số 2
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP Hải Phòng đã chỉ đạo các đồn biên phòng thông báo cho chủ phương tiện, tàu thuyền về diễn biến Áp thấp nhiệt đới, bão để chủ động phòng tránh. Đến 10h00 ngày 3/7, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP đã phối hợp kiểm đếm, thông báo cho 2.536 phương tiện/8.786 lao động; 465 lồng bè/1.290 lao động; 350 chòi canh/288 lao động đang hoạt động trên biển và neo đậu biết vị trí, hướng di chuyển của bão số 2 để chủ động phòng tránh.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố đề nghị các ngành, địa phương tiếp tục bằng mọi biện pháp kêu gọi tàu thuyền về nơi trú tránh; tổ chức neo đậu an toàn; không để người trên phương tiện lồng bè, chòi canh; chủ động sẵn sàng sơ tán nhân dân ở khu vực xung yếu; đình chỉ các hoạt động vận tải đường thủy nội địa (tàu khách, tàu du lịch, phà đò, hoạt động vui chơi biển).

Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Xuân Bình kiểm tra công tác chống bão tại quận Ngô Quyền
Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Xuân Bình kiểm tra công tác chống bão tại quận Ngô Quyền

Chiều 3/7, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Xuân Bình kiểm tra công tác phòng chống bão số 2 tại một số công trình dự án trọng điểm trên địa bàn quận Ngô Quyền và Hồng Bàng như: công trường thi công cầu Hoàng Văn Thụ; dự án Nút giao thông Nam Cầu Bính và Công trình Goden Land 5, xây dựng chung cư HH3 – HH4 Đồng Quốc Bình.

Phó Chủ tịch Nguyễn Xuân Bình lưu ý các nhà thầu, đơn vị thi công phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho người, thiết bị, công trình và các công trình lân cận; đặc biệt công tác đảm bảo an toàn đối với cần trục tháp, máy vận thăng và các thiết bị trên cao. Đồng thời, căn cứ vào diễn biến của tình hình mưa bão, chủ động đặt biển cảnh báo nguy hiểm và có phương án xử lý ngập lụt; cấm công nhân, người lao động làm việc trên cao; bảo đảm tuyệt đối an toàn điện, đề phòng sự cố chập điện, cháy nổ xảy ra.

Cũng trong chiều nay, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam kiểm tra công tác chuẩn bị phòng, chống bão số 2 tại một số địa điểm xung yếu trên địa bàn quận Kiến An, huyện An Lão. Phó chủ tịch Lê Khắc Nam yêu cầu, từ 18h ngày 3/7 ngưng hoạt động phà Quán Trang, huyện An Lão.

Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam kiểm tra công tác chống bão tại quận Kiến An
Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam kiểm tra công tác chống bão tại quận Kiến An

Tính đến 13h hôm nay, quận Đồ Sơn vẫn còn 49 phương tiện/136 người và 20 chòi nuôi ngao/11 lao động chưa vào bờ; huyện Kiến Thụy có 8 tàu vươn khơi đang di chuyển vào nơi tránh bão; huyện Tiên Lãng còn 156 phương tiện/247 lao động đang hoạt động ven bờ; quận Hải An còn 35 phương tiện/70 lao động đang hoạt động. UBND TP Hải Phòng cho biết, trước 17h hôm nay, toàn bộ các phương tiện đánh bắt, nuôi ngao và hải sản ven bờ sẽ vào nơi tránh trú an toàn.

Trước đó, ngày 2/7, UBND TP Hải Phòng đã ban hành Công điện khẩn số 03/CĐ-CT chỉ đạo các ngành, địa phương, đơn vị khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ chủ động phòng chống áp thấp nhiệt đới và bão. 

Trong khi đó, tại Thái Bình, ông Đặng Trọng Thăng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã trực tiếp đi kiểm tra tình hình phòng chống bão số 2 tại một số địa phương.

Hằng trăm phương tiện tàu thuyền của tỉnh Thái Bình đã về nơi neo đậu an toàn. Ảnh: Báo Thái Bình.
Hằng trăm phương tiện tàu thuyền của tỉnh Thái Bình đã về nơi neo đậu an toàn. Ảnh: Báo Thái Bình.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, hiện tất cả các phương tiện đều liên lạc được với gia đình, không có phương tiện hoạt động trong vùng nguy hiểm.

Công an tỉnh đã thành lập trung tâm chỉ huy trực 24/24 giờ, theo dõi cập nhật thường xuyên thông tin về tình hình bão, kịp thời thông báo, cảnh báo, báo động và đề xuất xử lý các tình huống phức tạp các sự cố xảy ra, đồng thời điều động lực lượng, phương tiện ứng cứu trong trường hợp khẩn cấp.

Huy động lực lượng cảnh sát cơ động với trên 50 cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng đợi lệnh lên đường làm nhiệm vụ khi có yêu cầu. Tăng cường quân số cho lực lượng cảnh sát giao thông, các huyện ven biển Thái Thụy và Tiền Hải. 

Phòng Cảnh sát giao thông huy động cán bộ, chiến sĩ và phương tiện như xe cẩu, cưa điện để giải tỏa giao thông đề phòng khi bão vào làm đổ cây cối gây ách tắc giao thông; tăng cường tuần tra liên tục trên các tuyến sông, nghiêm cấm các đò ngang hoạt động trước khi bão vào, cấm tàu thuyền neo đậu tại các cửa sông và khu vực cầu cống. 

Các đơn vị và công an các huyện, thành phố đã bố trí các tổ thường trực tại các điểm xung yếu, bố trí đầu xe gồm chỗ chở quân, xe tải, bán tải phục vụ di dân, xe cứu thương, xe cứu hộ. Tổ chức đủ trang thiết bị phục vụ cứu hộ, cứu nạn, áo phao, đèn cứu hộ, đèn pin đặc chủng, máy phát điện, nhà bạt cùng cơ số thuốc, lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ cho công tác cứu hộ, cứu nạn…

Tại Nam Định, UBND tỉnh đã có Công điện khẩn về việc triển khai các biện pháp ứng phó bão số 2,, chỉ đạo các địa phương, các Sở, ngành, các Công ty TNHH một thành viên KTCTTL trên địa bàn tỉnh tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện thực phòng chống bão số 2.

UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm đếm, kêu gọi các phương tiện đang hoạt động trên biển, chủ các cơ sở nuôi trồng thủy sản; nhân dân vùng cửa sông, ven biển vào nơi tránh trú an toàn hoàn thành xong trước 15h ngày 3/7; cấm các hoạt động vui chơi trên biển, tắm biển từ 16h ngày 3/7/2019; cấm biển từ 12h ngày 3/7/2019.

UBND tỉnh Nam Định cũng lên phương án sơ tán người dân trong trường hợp bão đổ bộ trực tiếp vào địa phương này. Trong trường hợp bão cấp 10 đổ bộ trực tiếp, toàn tỉnh cần phải sơ tán 40.266 người/9.278 nhà yếu, nhà tạm.

Tính đến 15h ngày 3/7, 135 phương tiện/641 ngư dân của tỉnh Nam Định đánh bắt từ vùng biển Quảng Ninh đến Nghệ An đang trên đường vào bờ tránh trú. 13 phương tiện/87ngư dân đã vào neo đậu tại các bến tàu địa phương khác an toàn.

Nam Định cũng khẩn trương thống kê vật tư đề phòng lụt trong đô thị với các lực lượng ứng phó thường trực sẵn sàng 24/24.

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.