Quảng Nam nỗ lực đưa pháp luật đến với người nghèo

Quảng Nam hiện có 31 Câu lạc bộ TGPL với 242 thành viên. Các Câu lạc bộ đã tổ chức sinh hoạt định kỳ 180 đợt cho gần 3.700 người, giải quyết được 180 vụ việc.

Với đặc thù là các huyện miền núi, địa hình phức tạp, nằm cách xa trung tâm tỉnh lỵ, điều kiện đi lại rất khó khăn, điều kiện thời tiết và giao thông chưa thông suốt nhưng hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) tại 3 huyện nghèo của tỉnh Quảng Nam luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm, được sự phối hợp, hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể và sự nhiệt tình của đội ngũ người thực hiện TGPL. Nhờ vậy, trong năm 2012, Quảng Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong triển khai Quyết định số 52 của Thủ tướng Chính phủ.

Một buổi trợ giúp pháp lý lưu động - ảnh minh họa
Một buổi trợ giúp pháp lý lưu động - ảnh minh họa

Thực hiện Kế hoạch TGPL lưu động tại 3 huyện nghèo, Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh đã tổ chức 15 đợt/31 xã với tổng số lượt người đến tham dự gần 2 nghìn người, giải quyết 557 vụ việc. Tại các đợt TGPL lưu động, Trung tâm đã lồng ghép tuyên truyền, phổ biến khái quát một số nội dung cơ bản của các chuyên đề pháp luật về TGPL, dân sự, đất đai… cho người dân.

Giám đốc Trung tâm Lê Văn Hương cho biết: Thực tế tại các huyện nghèo là các đối tượng biết đến TGPL và tìm đến dịch vụ pháp lý miễn phí này để tháo gỡ những vướng mắc về mặt pháp luật chiếm tỷ lệ rất thấp. Do vậy, trong thời gian tới cần gắn kết chặt chẽ hơn hoạt động TGPL lưu động với tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho đối tượng.

Bên cạnh đó, cần phát huy công tác truyền thông pháp luật thông qua Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh các huyện… để đưa tin, làm phóng sự về công tác TGPL. Qua các hình thức phổ biến pháp luật thực tế như vậy, đối tượng mới dễ dàng tiếp cận với pháp luật.

Quảng Nam hiện có 31 Câu lạc bộ TGPL với 242 thành viên. Các Câu lạc bộ đã tổ chức sinh hoạt định kỳ 180 đợt cho gần 3.700 người, giải quyết được 180 vụ việc.

Tuy nhiên, các Câu lạc bộ TGPL tại các huyện nghèo hiệu quả hoạt động chưa cao, do còn hạn chế về trình độ, các thành viên lại kiêm nhiệm công tác ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau nên trong quá trình thực hiện chưa được đồng bộ, TGPL còn mang tính sự vụ.

Vì vậy, nhằm nâng cao trình độ, kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ TGPL cho thành viên Ban Chủ nhiệm các Câu lạc bộ, đồng thời giúp thành viên các Câu lạc bộ có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, giải quyết những vướng mắc từ thực tiễn cơ sở và nâng cao kỹ năng quản lý, điều hành hoạt động, tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ đạt chất lượng, Trung tâm đã mở 3 lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ tại cả 3 huyện nghèo.

Ngoài ra, trong năm 2012, đã có 137 tổ hòa giải tiến hành sinh hoạt, thu hút hơn 5.500 lượt người tham dự, hòa giải được 551 vụ việc; hỗ trợ 1 viên chức tham gia bồi dưỡng khóa đào tạo nghề luật sư tạo nguồn quy hoạch bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý và 2 viên chức tham gia lớp học chuyên môn để nâng cao trình độ.

Trong năm 2013, để tiếp tục triển khai tốt Quyết định số 52, ông Hương kiến nghị phải tăng cường kinh phí dành cho công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL và các văn bản pháp luật cho đội ngũ những người làm công tác TGPL, “bởi kinh phí được hỗ trợ từ nguồn Quỹ TGPL Việt Nam của năm 2012 chủ yếu dành cho hoạt động TGPL lưu động”.

Ngoài ra, theo ông Hương, cần có hướng dẫn cụ thể hơn về định mức chi phí đi lại trong trường hợp phải thuê phương tiện và đặc biệt phải đơn giản hóa các thủ tục thanh toán. “Cấp có thẩm quyền cũng cần nghiên cứu trong kinh phí cấp cho hoạt động TGPL lưu động bao gồm cả chi phí bồi dưỡng cho người tham dự buổi trợ giúp lưu động” - ông Hương đề xuất./.

Song Thu

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.