Quảng Nam loại bỏ, dừng 20 dự án thủy điện

Tại kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh Quảng Nam khóa 8 khai mạc sáng nay, UBND tỉnh cho biết tiếp tục quy hoạch, phát triển thủy điện (TĐ) vừa và nhỏ. Trong đó, Sở Công thương báo cáo có 2 dự án TĐ bị loại khỏi quy hoạch và tạm dừng 18 dự án TĐ đến năm 2015.

Tại kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh Quảng Nam khóa 8 khai mạc sáng nay, UBND tỉnh cho biết tiếp tục quy hoạch, phát triển thủy điện (TĐ) vừa và nhỏ. Trong đó, Sở Công thương báo cáo có 2 dự án TĐ bị loại khỏi quy hoạch và tạm dừng 18 dự án TĐ đến năm 2015.

Quảng Nam quyết định loại bỏ, tạm dừng 20 dự án thủy điện kém hiệu quả và ảnh hưởng môi trường.
Quảng Nam quyết định loại bỏ, tạm dừng 20 dự án thủy điện kém hiệu quả và ảnh hưởng môi trường.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu cho biết, năm 2010, HĐND tỉnh đã có Nghị quyết 161 về quy hoạch TĐ vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh, nhưng để đảm bảo hiệu quả trong việc đầu tư các dự án TĐ trên địa bàn, tiếp tục triển khai các dự án có tiềm năng, hiệu quả cao, ít gây tác động đến môi trường.

“Tại kỳ họp lần này, UBND tỉnh sẽ có tờ trình đề nghị HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 161 nhằm quản lý tốt hơn về TĐ và loại bỏ những dự án TĐ có hiệu quả đầu tư thấp, ảnh hưởng lớn đến môi trường. Vì vậy, việc điều chỉnh, bổ sung lần này là cần thiết”, ông Thu nhấn mạnh.

Báo cáo tại kỳ họp, ông Nguyễn Quang Thử, Giám đốc Sở Công thương Quảng Nam cho biết, hiện toàn tỉnh có 44 dự án TĐ đã được phê duyệt, với tổng công suất 1.584,6MW, điện lượng bình quân năm 6,261 tỷ kWh/năm.

Đặc biệt, hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn là nơi “gánh” TĐ nhiều nhất với 10 dự án có tổng công suất 1.147MW, điện lượng 4,521 tỷ kWh/năm chiếm 72,37% công suất toàn tỉnh, đều do Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) phê duyệt. Còn TĐ vừa và nhỏ, từ năm 2010 HĐND tỉnh Quảng Nam đã quy hoạch 34 dự án có tổng công suất 437,96MW, điện lượng 1,74 tỷ kWh/năm.

Tính đến nay, đã có các TĐ A Vương, Sông Côn 2, Sông Tranh 2, Đăk Mi 4A, 4B, Sông Cùng, Đại Đồng, Khe Diên, Za Hung, Trà Linh 3, An Điềm 2 và Tà Vi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 300 tỷ đồng, thuế tài nguyên 35 tỷ đồng, thuế VAT 175 tỷ đồng và dịch vụ chi trả môi trường rừng 25 tỷ đồng.

“Chính việc quy hoạch, phát triển TĐ ồ ạt lâu nay đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá và đặc biệt là đến di dân, tái định canh, định cư. Trong 33 dự án TĐ đã và đang triển khai đã ảnh hưởng đến 3.270 hộ với 14.850 nhân khẩu. Trong đó, 1.733 hộ dân phải di dời, tái định cư nơi ở mới và hầu hết là rơi vào các dự án TĐ bậc thang do Bộ Công nghiệp phê duyệt. Nhiều nhất là Thủy điện Sông Tranh 2 có 1.046 hộ phải di dời toàn bộ”, ông Thử cho biết.

Ông Thử thừa nhận, tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân vùng TĐ gặp rất nhiều khó khăn, do thiếu đất sản xuất ở hầu hết các khu TĐC TĐ. Diện tích đất sản xuất mà các chủ đầu tư cấp cho các hộ chủ yếu là đất nương rẫy nhưng số lượng chỉ bằng 1/3-1/4 số diện nơi ở cũ. Còn lại chủ yếu hỗ trợ bằng tiền mặt để nhân dân tự lo liệu. Hậu quả là các hộ dân bỏ nơi TĐC để đi nơi khác tìm kế sinh sống.

Theo Sở Công thương Quảng Nam, các huyện miền núi có tổng diện tích đất rừng và đất khác là 763.581 ha. Trong đó dự kiến thu hồi để đầu tư 22 công trình TĐ là 11.396,52ha. Hiện nay đã thu hồi, cho thuê và chuyển mục đích sử dụng vào TĐ gồm 22 nhà máy, công trình đã là 7.657,32ha. Chưa nói đến đất lâm nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng sang mục đích khác để làm TĐ, TĐC TĐ, đường dây điện là 8.596,79ha.

Điều đáng nói, nhiều diện tích rừng xanh bị đốn hạ lấy đất làm TĐ, nhưng cho đến nay chỉ mới phủ xanh lại được có 28,5ha/520,406ha, đạt 5,476%.

Tại kỳ họp, ông Nguyễn Quang Thử cho biết, ngày 21/5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ có công văn về tăng cường quản lý công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành các dự án TĐ trên cả nước.

Theo đó, đã đồng ý cho Quảng Nam loại khỏi quy hoạch 2 dự án TĐ Hà Ra (1MW) và Bồng Miêu (0,6MW) và tạm dừng, chưa đầu tư xây dựng đối với 18 dự án TĐ là A Vương 4, A Vương 5, Nước Bươu, Nước Xa, A Banh, Đăk Pring, Chà Vàl, A Vương 3, Sông Bung 3A, Nước Biêu, Đăk Di 1, Đăk Di 2, Đăk Di 4, Nước Chè, Sông Bung 3, Trà Linh 2, Đăk Pring 2 và Tầm Phục.

Thiên Thanh

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...