Quảng Bình vững bước trở thành vùng kinh tế năng động

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác khắc phục hậu quả lũ lụt và thăm hỏi, động viên, tặng quà cho người dân vùng ngập lũ tỉnh Quảng Bình sáng 24/10.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác khắc phục hậu quả lũ lụt và thăm hỏi, động viên, tặng quà cho người dân vùng ngập lũ tỉnh Quảng Bình sáng 24/10.
(PLVN) - Với sự chuẩn bị công phu, nghiêm túc cả về văn kiện và nhân sự, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII được kỳ vọng sẽ đưa Quảng Bình vượt qua mọi thách thức, vững bước năng động trong nhiệm kỳ 2020 – 2025 và trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Bắc Trung Bộ.

Vượt qua khó khăn, thách thức

Giai đoạn 2015 – 2020, trong bối cảnh tình hình có rất nhiều khó khăn, thách thức gay gắt hơn so với dự báo (sự cố môi trường biển, thiên tai, đại dịch Covid-19…) đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tỉnh Quảng Bình. Dẫu vậy, với sự lãnh đạo, chỉ đạo năng động, sáng tạo, quyết liệt của Đảng bộ, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Quảng Bình đã từng bước vượt qua khó khăn.

Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra đã hoàn thành và vượt mức. Kinh tế ổn định và liên tục tăng trưởng qua hàng năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt 6,13%, là sự nỗ lực, quyết tâm phấn đấu lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh này.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ. Cụ thể, cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2020: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 22,59%; công nghiệp và xây dựng chiếm 28,44%; dịch vụ chiếm 48,97%.

GRDP bình quân đầu người được cải thiện đáng kể, năm 2020 đạt 47,19 triệu đồng. Thu ngân sách của Quảng Bình duy trì mức tăng trưởng tương đối khá, tăng bình quân 17,4%/năm. Tổng thu ngân sách giai đoạn 2016 – 2020 đạt 22.352 tỷ đồng. Riêng năm 2020 ước đạt 6.000 tỷ đồng.

Việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển đã được Quảng Bình đẩy mạnh. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016 – 2020 đạt hơn 93.000 tỷ đồng. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh này phát triển khá bền vững với giá trị sản xuất tăng bình quân 4,1%/năm. Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, gia trại tập trung, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Sản xuất thủy sản phát triển đồng bộ cả về nuôi trồng, đánh bắt, dịch vụ hậu cần nghề cá. Sản lượng thủy sản liên tục tăng, riêng năm 2020 ước đạt 88.000 tấn. Độ che phủ rừng đạt 67,7%. Sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá với giá trị tăng bình quân 8,33%/năm.

Được mệnh danh là “vương quốc hang động” cùng nhiều thắng cảnh tự nhiên, di tích lịch sử nổi bật nên du lịch Quảng Bình có bước phát triển nhanh, khẳng định được hướng đi đúng của tỉnh trong việc xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn. Giai đoạn 2016 – 2020, tổng số khách du lịch đến với tỉnh này đạt 19,7 triệu lượt và tiếp tục hứa hẹn đây là điểm đến hấp dẫn với du khách.

Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) đạt kết quả quan trọng. Đến hết năm 2020, có 79/128 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Bên cạnh đó, các lĩnh vực tài nguyên, môi trường, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, giải quyết việc làm có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện.

Tỷ lệ giảm nghèo bình quân 2,18%/năm. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng – an ninh được tăng cường, trật tự - an toàn xã hội được giữ vững. Hoạt động đối ngoại ngày càng hiệu quả.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng (thứ 2 từ trái sang) thăm trang trại của người dân ở thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
 Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng (thứ 2 từ trái sang) thăm trang trại của người dân ở thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được triển khai tích cực, toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, đạt nhiều kết quả rất quan trọng. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền được nâng lên. Dân chủ XHCN và khối đại đoàn kết toàn dân tiếp tục được phát huy. Vai trò tích cực của Mặt trận, các đoàn thể tiếp tục được khẳng định.

Đột phá, tăng sức cạnh tranh

Phát huy những kết quả đã đạt được, Quảng Bình xác định phương hướng, mục tiêu trong nhiệm kỳ 2020 – 2025 là tăng cường xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, chú trọng đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Quyết tâm “4 đột phá” trong nhiệm kỳ mới

Nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình xác định 4 đột phá và xác định là “chương trình hành động” để quyết tâm thực hiện: Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại; Đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng công tác cán bộ.

Cùng với đó, việc phát triển văn hóa – xã hội được coi trọng, bảo vệ môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; tiếp tục cái thiện đời sống nhân dân; nâng cao hiệu quả điều hành của chính quyền; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; bảo đảm quốc phòng – an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, vùng biển đảo Tổ quốc; chủ động hội nhập quốc tế; phấn đấu đưa Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Bắc Trung Bộ.

Mục tiêu phát triển đến năm 2030 phấn đấu xây dựng Quảng Bình trở thành khu vực kinh tế năng động ở miền Trung. Phát huy tối đa, có hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế về địa chính trị, địa kinh tế. Phát triển mạnh lĩnh vực dịch vụ, du lịch.

Đặc biệt là du lịch biển, nghỉ dưỡng, du lịch hang động, mạo hiểm; các ngành công nghiệp điện, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến, chế tạo có lợi thế, thân thiện với môi trường; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng chất lượng, giá trị, bền vững. Khai thác tối ưu và hợp lý các di sản văn hóa, thiên nhiên, Di sản thiên nhiên thế giới – Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

Du lịch là một trong những thế mạnh của Quảng Bình.
 Du lịch là một trong những thế mạnh của Quảng Bình.

Bên cạnh đó, tỉnh xác định nhiệm vụ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; nguồn nhân lực có chất lượng; tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ và thành tựu cuộc Cách mạnh công nghiệp lần thứ tư. Xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, văn minh, bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc và cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Từ những kết quả đạt được và các phương hướng, chỉ tiêu, đột phá trong nhiệm kỳ mới 2020 - 2025, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc của tỉnh Quảng Bình đã gửi gắm trọn niềm tin với một kỳ Đại hội lần thứ XVII thành công tốt đẹp; đưa Quảng Bình phát triển nhanh, ổn định và bền vững trong giai đoạn mới; xứng đáng với sự tin yêu, kỳ vọng của Trung ương và các địa phương trong cả nước.

GRDP hơn 8%/năm, 99% cơ sở Đảng hoàn thành nhiệm vụ

Giai đoạn mới 2020 – 2025, Quảng Bình xác định rõ một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội, môi trường và công tác xây dựng Đảng. Cụ thể, GRDP bình quân đạt 8 – 8,5%/năm. Đến năm 2025, trong cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 17,5%; công nghiệp – xây dựng: 33,5% và dịch vụ: 49%. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 9.000 tỷ đồng. GRDP bình quân đầu người đạt 70 – 75 triệu đồng.

Tạo việc làm hàng năm cho 1,8 – 1,9 vạn lao động. Số hộ nghèo giảm bình quân 1.000 hộ/năm. Đến năm 2025, Quảng Bình giảm 1/2 số hộ nghèo của cuối năm 2020; 92,5 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; phải đạt 11 bác sĩ và 38 giường bệnh/vạn dân; 92% dân số tham gia bảo hiểm y tế; 70% trường mầm non, 100% trường tiểu học, 75% trường THCS và THPT đạt chuẩn quốc gia; 70% lao động qua đào tạo.

Chỉ tiêu đến năm 2025, 87% số xã ở tỉnh này được công nhận đạt chuẩn NTM (112 xã) và trong 30% trong số đó đạt chuẩn NTM nâng cao, 10% đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 98% dân số thành thị sử dụng nước sạch; 97% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh…

Trong công tác xây dựng Đảng ở Quảng Bình đặt ra chỉ tiêu hàng năm có 99% tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Trong đó, 20% tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; có 99% đảng viên hoàn thành nhiệm vụ trở lên; tỷ lệ kết nạp đảng viên đạt 3% so với tổng số đảng viên hiện có.

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.