Quản lý tiền công đức bằng quy phạm pháp luật gặp khó

Trách nhiệm thì đùn đẩy nhau nhưng quyền lợi thu tiền từ công đức thì ai cũng muốn… “vơ vào”. Những đồng tiền ấy “trôi nổi” ở đâu, và ai sẽ “kiểm soát”?. Đó cũng là nội dung của một Thông tư đang được các cơ quan chức năng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) soạn thảo. Nếu Thông tư ra đời, liệu có điểm “vênh” với cuộc sống?.

Việc quản lý nguồn thu công đức, tiền giọt dầu lộn xộn dẫn tới đi tới đền, chùa, phủ nào cũng thấy hòm công đức, giọt dầu… “phong toả” khắp nơi.

Trách nhiệm thì đùn đẩy nhau nhưng quyền lợi thu tiền từ công đức thì ai cũng muốn… “vơ vào”. Những đồng tiền ấy “trôi nổi” ở đâu, và ai sẽ “kiểm soát”?. Đó cũng là nội dung của một Thông tư đang được các cơ quan chức năng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) soạn thảo. Nếu Thông tư ra đời, liệu có điểm “vênh” với cuộc sống?.

Phải quản lý sao để dân khỏi tiếc đồng tiền công đức thành  tâm mà họ đã bỏ ra. Ảnh minh họa nguồn Internet
Phải quản lý sao để người dân khỏi tiếc đồng tiền mà họ thành tâm bỏ ra. Ảnh minh họa.

Xuất hiện… “công ty” tôn giáo tâm linh

Hiện nay, việc phân cấp quản lý những nơi thờ tự, di tích chưa thống nhất. Có nhiều chủ thể cùng tham gia quản lý như Uỷ ban nhân dân xã, phường, Ban quản lý di tích, nhà chùa, nhà đền, công ty khai thác dịch vụ. Việc phân cấp quản lý lễ hội, di tích của từng địa phương cũng khác nhau, có nơi do UBND huyện, thị xã tổ chức và quản lý lễ hội, có nơi giao cho UBND xã, phường tổ chức và quản lý, có nơi do Ban quản lý chuyên môn, công ty kinh doanh khai thác các hoạt động vận chuyển và dịch vụ. 
Khó có thể ai biết, trong mùa lễ đầu năm ở những nơi như Chùa Hương,Yên Tử, Đền Cửa Ông, Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, Đền Trần (Nam Định),  Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ, chợ Viềng và Phủ Giày, Nam Định …, một ngày tiền công đức thu được là bao nhiêu vì theo những “tay hòm chìa khóa” thì không thể tiết lộ được.  
Tuy vậy, ai cũng biết chắc đó là con số từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu.  Chính vì sự “chỉ mình ta biết” này, nên rất nhiều người hoài nghi, lượng tiền lớn ấy sẽ “đi đâu, về đâu”, thậm chí là làm giàu cho ai? Tiền công đức có vào việc tu bổ di tích, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn không hay lọt về tay một số cá nhân trục lợi?
PGS.TS Lương Hồng Quang- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Việt Nam đã đánh giá: “Hiện nay ai cũng biết số lượng tiền công đức rất lớn nhưng không ai nắm được, nên cũng không biết việc chia sẻ lợi ích được thực hiện như thế nào. Cũng từ đó mà xảy ra hiện tượng lợi dụng công đức để tư lợi, xuất hiện rất nhiều đền phủ tư nhân hay các “công ty” tôn giáo tâm linh. Hệ thống đền phủ tư nhân không ai đăng ký, không bị quản lý. Ai cũng biết nó có tồn tại nhưng không ai kiểm soát được nó cả”.
Một số thành viên Ban lễ nghi của một ngôi đền ở xã Thạch Bàn, Thạch Hà, Hà Tĩnh cũng từng sống trong nghi ngờ khi vấn đề tài chính của đền không được công khai rõ ràng. Theo lời “tố” của những người trong cuộc, trong suốt ba năm, số tiền tài trợ, công đức và các khoản đầu tư ở đền không ai biết cụ thể ra sao. Có không ít nơi lẫn lộn trong quản lý, thu - chi giữa ban quản lý và thủ từ. Cũng có những di tích rất phức tạp khi mang tính chất gia đình trị, bà mẹ hay ông bố đã ở đấy, thì kéo con, kéo cả họ đến làm ở di tích. Chuyện cá nhân tìm cách biển thủ đã xảy ra. 
… Và “khoán” nộp tô tiền “công đức”
Bên cạnh việc thiếu công khai, có nơi còn “khoán” tiền công đức để “nộp tô” cho địa phương như báo chí từng lên án chuyện người dân ở một địa phương của huyện Nghi Xuân phải nộp về xã 300 triệu đồng/năm sau khi trúng thầu quản lý một ngôi đền là di tích văn hoá cấp quốc gia (?!).Di tích Đền Ông Hoàng Mười xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) cũng là một ví dụ. Những năm trước, mỗi năm, tiền công đức ở nơi này được xã “khoán gọn” là 600 triệu đồng. Năm 2012, xã “lên giá” với mức “khoán” là 900 triệu đồng/năm. 
Tất nhiên là bên cạnh sự tán thành của “bên khoán”, sau bao nhiêu năm, việc ‘khoán” này luôn “vấp” phải sự phản đối của rất nhiều người, trong đó có “bên bị khoán”. Bởi nó đã làm sai lệch bản chất tâm linh, linh thiêng nơi đền, chùa. Làm sao biết được năm nay đền thu được bao nhiêu mà lại “khoán”?
Và cũng vì bị “khoán” nên các di tích buộc phải nghĩ ra nhiều trò… thương mại hoá(!) để cho đủ chỉ tiêu và khi đủ rồi thì làm sao để tiếp tục vượt “khoán” đặng có đồng ra đồng vào. Cứ như thế sai phạm nối tiếp sai phạm làm cho nguồn công đức bị biến tướng đi, lòng tin của người công đức cũng bị giảm sút. 
Chỉ thị đã "bó tay", Thông tư đang loay hoay
Để quản lý tiền công đức được hiệu quả, một văn bản quy phạm dưới hình thức Thông tư đang các cơ quan chức năng của Bộ VH-TT-DL soạn thảo, đó là các quy định quản lý, chế tài rõ ràng về việc sử dụng tiền công đức như thế nào, cho những nội dung cụ thể gì.  
Thêm đó, Thông tư cũng sẽ đưa ra quy định về cơ chế thanh quyết toán, thẩm quyền xử lý liên quan đến việc chi tiêu tiền công đức, quy định việc tiền công đức khi đưa vào trùng tu, tôn tạo, phải tuân thủ sát sao mọi quy định của Luật Di sản. Theo dự kiến, từ nay tới cuối năm, sẽ có vài cuộc hội thảo lấy lý kiến của các của các cấp, các ngành, của các chủ thể quản lý, người dân thì nội dung Thông tư ấy mới được ngã ngũ. 
Cũng cần phải nói rằng đây không phải là lần đầu tiên việc quản lý hòm công đức được cơ quan quản lý văn hóa “xới” lên. Trước đó, Chỉ thị số 16/CT của Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động văn hoá, tín ngưỡng tại di tích trong đó có nội dung, “mỗi di tích chỉ nên đặt 1 hoặc tối đa 3 hòm công đức”. Thế nhưng, qua hơn 2 năm ra đời của Chỉ thị, nhiều di tích, chùa, đền vẫn bị các hòm công đức “bủa vây”. Thậm chí, chỉ có một ngôi đền nhỏ mà có tới… 25 hòm công đức “bày binh, bố trận”.  Có thể thấy rằng, Chỉ thị này đã bị “mất thiêng” ngay khi đi vào cuộc sống.
Bộ VH-TT&DL vừa giao Viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật VN thực hiện đề án nghiên cứu quản lý tiền công đức trong các di tích, đền chùa, nơi thờ tự. Thế nhưng, bản thân những người được giao nhiệm vụ cũng đang nhìn thấy sự “tiến thoái lưỡng nan” trong việc quản lý tiền công đức, bởi cái khó hiện nay là quan điểm xử lý vấn đề.
Công đức là vấn đề nhạy cảm và chưa hề được xử lý ở bình diện quản lý nhà nước. Cần phải xác định rõ bản chất câu chuyện quản lý ở đây là không làm khó dân mà tạo hành lang pháp lý cho mọi tổ chức, cá nhân khi công đức, hay các cơ sở nhận công đức đều rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình, góp phần bảo tồn di tích và tổ chức lễ hội trên một tinh thần minh bạch, hiệu quả, cân bằng lợi ích của các bên liên quan. 
Chính vì thế, vấn đề đặt ra là chắc chắn sẽ phải mất rất nhiều thời gian và công sức để Thông tư quản lý tiền công đức ra đời. Thế nhưng liệu nó có cùng “số phận” như “người đi trước” – Chỉ thị 16/CT - hay không thì vẫn chưa thể biết.

Ông Phan Văn Hùng - Phó Ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Nghệ An:

“Để công tác quản lý và sử dụng nguồn công đức tại các di tích có hiệu quả,  nhất thiết phải kiện toàn lại Ban quản lý ở một số di tích lịch sử văn hoá - danh thắng theo mô hình Nhà nước quản lý, nhân dân thực hiện.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý phải xây dựng, thống nhất chung các mẫu hòm công đức, mẫu phiếu công đức, mẫu sổ sách cho hoạt động khai thác, quản lý, sử dụng công đức tại các di tích lịch sử văn hoá - danh thắng.

Bản thân các Ban quản lý di tích cũng thực hiện kiểm kê nguồn công đức và chế độ báo cáo với các cấp theo quy định. Công khai nguồn thu, chi công đức là công việc rất cần thiết trong hoạt động khai thác, quản lý, sử dụng nguồn công đức tại các di tích lịch sử văn hoá - danh thắng.”.

Thùy Dương

Đọc thêm

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư. 

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.