Quản lý lỏng lẻo còn lãng phí kéo dài

Đánh giá của nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tại phiên thảo luận hôm qua về kết quả giám sát việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) cho đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) giai đoạn 2006 – 2012 là “có quá nhiều lãng phí và còn “lờ” đi trách nhiệm của người đứng đầu trước những sai phạm…”

Đánh giá của nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tại phiên thảo luận hôm qua về kết quả giám sát việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) cho đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) giai đoạn 2006 – 2012 là “có quá nhiều lãng phí và còn “lờ” đi trách nhiệm của người đứng đầu trước những sai phạm…”

Lãng phí do “môi trường pháp lý kém minh bạch”

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, “Quốc hội chủ trương phát hành TPCP để đầu tư các công trình, dự án quan trọng của đất nước về giao thông, trong đó có các dự án giao thông đường tuần tra biên giới phục vụ cho quốc phòng; các dự án về thủy lợi, về y tế, giáo dục đào tạo. Đây là một chủ trương đúng đắn nhằm nâng cấp đầu tư xây dựng mới hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương nói riêng”.

Tuy các Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Kế hoạch đầu tư, Quốc phòng, Y tế cũng đã giải trình thêm các vấn đề trong báo cáo về kết quả giám sát, nhưng các ĐBQH vẫn cảm thấy “không yên tâm” vì những nguyên nhân mà Chính phủ đưa ra cho những hạn chế, tồn tại trong việc sử dụng TPCP đầu tư XDCB là “thiếu thuyết phục”, nhất là trong việc tăng tổng mức đầu tư “quá lớn, quá nhiều” cho các công trình, dự án như ĐB Phạm Văn Tấn (tỉnh Nghệ An) phát biểu.

ĐBQH Phạm Văn Tân (Nghệ An) phát biểu tại Hội trường
ĐBQH Phạm Văn Tân (Nghệ An) phát biểu tại Hội trường

Theo báo cáo giám sát, tổng mức đầu tư ban đầu của các công trình, dự án thuộc danh mục đầu tư từ nguồn vốn TPCP giai đoạn 2003 - 2010 là 150.668 tỷ đồng, với nhu cầu sử dụng vốn TPCP là 110.000 tỷ đồng, nhưng đến nay đã điều chỉnh lên 684.794,5 tỷ đồng. Hầu hết các dự án đều có phát sinh, phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư.

Một nguyên nhân được ĐB Nguyễn Thành Tâm (tỉnh Tây Ninh) đưa ra cho tình trạng sử dụng lãng phí TPCP là “TPCP là nguồn vốn có quy mô ngày càng lớn và vai trò ngày càng quan trọng trong cân đối thu, chi nhưng lại để ngoài cân đối ngân sách nhà nước và được quản lý bằng các nghị quyết, quyết định của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ, vốn được ban hành thay đổi, điều chỉnh dễ dàng hơn các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, nên đã tạo ra một môi trường pháp lý kém minh bạch trong quản lý và sử dụng”.

Nhưng “biện minh” cho những hạn chế trong việc sử dụng TPCP đầu tư XDCB trong lĩnh vực y tế là do thủ tục hành chính phức tạp nên nhiều địa phương chậm hoặc không giải ngân được vốn đầu tư, qui hoạch hệ thống cơ sở y tế chưa ngã ngũ – một vấn đề vĩ mô của ngành y tế…, ĐB Nguyễn Văn Tiên (tỉnh Tiền Giang) nhấn mạnh “cần phải tự hào về những kết quả đã đạt được nhờ trái phiếu, chứ chưa đến mức phải xin lỗi nhân dân”.

Theo ông Tiên, thất thoát 20-30% trong XDCB là căn bệnh “mãn tính” của lĩnh vực này, mà “muốn giải quyết phải bằng nhiều cách khác (như đầu tư theo hình thức BOT, tư nhân, xã hội hóa, còn nếu vẫn dùng ngân sách Nhà nước thì vẫn còn, vẫn khó kiểm soát thất thoát trong đầu tư XDCB”.

Quốc hội phải “siết” kiểm soát nguồn TPCP

Trong các giải pháp xử lý hậu quả của tình trạng lãng phí trong việc sử dụng TPCP trong đầu tư XDCB, các ĐBQH đặc biệt quan tâm đến vấn đề trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đối với các sai phạm hạn chế trong quản lý sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ - một trong những nội dung “chưa được đề cập cụ thể” trong các báo cáo về kết quả giám sát.

Một số ĐBQH nhất trí với đề nghị ưu tiên sử dụng nguồn vốn TPCP dự phòng giai đoạn 2011 - 2015 (khoảng hơn 7.500 tỷ đồng) cho một số dự án đang triển khai thực hiện còn thiếu vốn và gắn với mục tiêu chính của chương trình này như đường trung tâm huyện, xã, bệnh viện huyện, các dự án công trình thuỷ lợi đang đầu tư dở dang kể cả những dự án công trình của cấp bộ ở trên địa phương.

Trong đó, ĐB Nguyễn Đình Quyền (TP.Hà Nội) cho rằng, “nhiều công trình dở dang mà không hoàn thiện thì có tội với nhân dân và lãng phí tiếp nên cần phải phát hành trái phiếu để đầu tư hoàn thiện các công trình dở dang đó, có xét ưu tiên, chứ không đầu tư cho các công trình mới”.

Xuất phát từ góc độ nhìn nhận nguyên nhân lãng phí là do TPCP được quản lý quá “linh hoạt”, một số ĐBQH đã kiến nghị “TPCP phải do Quốc hội phân bổ, đưa vào ngân sách nhà nước” Đồng thời, có ĐB đề xuất giải pháp chống lãng phí trong đầu tư XDCB là “Cho vay vốn trả dần để đầu tư vào các công trình XDCB vì nếu Nhà nước cấp vốn dù từ nguồn nào thì cũng lại hao hụt đâu đó vài chục % như hiện nay”.

Còn ĐB Nguyễn Ngọc Phương (tỉnh Quảng Bình) thì cho rằng, trong những giải pháp cho tình trạng này, “tốt nhất là Quốc hội phải làm tốt sửa đổi luật, Chính phủ làm tốt công tác chỉ đạo, các Bộ, ngành phải làm tốt công tác tham mưu và chính quyền các địa phương thì phải làm tốt công tác quản lý ở địa phương mình”…

H.Giang

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...