Quản lý dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản bà mẹ trẻ em tại Việt Nam

 Trong hai ngày 12 và 13/1/2011, tại Trường Đại học Y tế công cộng đã diễn ra Hội thảo góp ý báo cáo nghiên cứu “Thực trạng quản lý dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tại Việt Nam”. Đây là một trong những nghiên cứu thuộc dự án “Nghiên cứu thực trạng quản lý dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ tại Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc” (HESVIC) kéo dài trong 3 năm (2009 - 2012) do Chương trình khung số 7 của Ủy ban Châu Âu tài trợ.

Trong hai ngày 12 và 13/1/2011, tại Trường Đại học Y tế công cộng đã diễn ra Hội thảo góp ý báo cáo nghiên cứu “Thực trạng quản lý dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tại Việt Nam”. Đây là một trong những nghiên cứu thuộc dự án “Nghiên cứu thực trạng quản lý dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ tại Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc” (HESVIC) kéo dài trong 3 năm (2009 - 2012) do Chương trình khung số 7 của Ủy ban Châu Âu tài trợ.

Nghiên cứu này do Trường Đại học Y tế công cộng tiến hành nhằm tìm hiểu thực trạng thực hiện một số quy định liên quan đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản bà mẹ nhằm đưa ra các khuyến nghị, tăng cường khả năng tiếp cận công bằng với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ có chất lượng.

Quang cảnh buổi hội thảo
Quang cảnh buổi hội thảo

Nghiên cứu lấy sức khỏe bà mẹ làm trường hợp nghiên cứu để đánh giá việc quản lý dịch vụ tại từng nước cũng như so sánh giữa 3 nước thuộc phạm vi nghiên cứu. Lĩnh vực nghiên cứu tập trung vào cấp cứu sản khoa, chăm sóc trước sinh và khiếu nại tố cáo. Theo đó, các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành rà soát các quy định trong quy trình quản lý ở 3 nước, chú trọng tiếp cận công bằng đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ. Từ đó xác định những điểm còn thiếu hụt và đưa ra các khuyến nghị để có thể cải thiện việc xây dựng các quy định trong quy trình quản lý. 

Hiện nay, hệ thống y tế tại các nước thu nhập thấp và trung bình trong đó có Việt Nam đang dần thay đổi. Một trong các khía cạnh này là sự thay đổi mô hình quản lý của nhà nước về chăm sóc y tế: không chỉ tập trung vào hệ thống công mà đã bắt đầu chú trọng đến sự xuất hiện của y tế tư nhân. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân Việt Nam ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng.

Do đó, song song với sự tồn tại của hệ thống y tế công lập thì hệ thống y tế ngoài công lập ở nước ta cũng đã phát triển mạnh mẽ. Các yếu tố này đã tạo ra những thách thức mới  cho các nhà chính sách khi xây dựng những quy định chung về quản lý hệ thống y tế và áp dụng đối với những  nhóm đối tượng cụ thể.

Khám thai tại cơ sở  y tế
Khám thai tại cơ sở y tế

Bên cạnh đó, y tế tư nhân phát triển nhanh chóng cũng làm nảy sinh những vấn đề liên quan đến điều hành, ban hành quy định cũng như tiếp cận một cách công bằng với các dịch vụ y tế có chất lượng. Những thay đổi này đã tạo ra những thách thức mới khi xây dựng những quy định chung về quản lý hệ thống y tế và áp dụng đối với những nhóm đối tượng cụ thể. Mục tiêu thiên niên kỷ vào năm 2015 là giảm 3/4 tỷ lệ tử vong mẹ vào năm 2015, tăng tỷ lệ ca đẻ có người đỡ có kỹ năng, giảm 25% tỷ lệ HIV mới... Đó cũng là mục tiêu dự án HESVIC lựa chọn sức khỏe bà mẹ để triển khai nghiên cứu tại 3 quốc gia Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ. 

Phát biểu tại Hội thảo, bà Lưu Thị Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế) cho biết: “Đầu tư nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản là rất cần thiết. Bởi trên thế giới có từ 350.000 - 500.000 ca chết mẹ hàng năm, 8 triệu ca tai biến sản khoa/210 triệu phụ nữ có thai và 99% là ở các nước đang phát triển. Khó khăn và thách thức đặt ra trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em là sự khác biệt khá lớn về điều kiện kinh tế - xã hội giữa các vùng miền. Ở các khu vực miền núi, vùng dân tộc ít người, tỷ lệ tử vong mẹ thường cao hơn rất nhiều so với khu vực thành thị, vùng đồng bằng”. 

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng sôi nổi đóng góp những ý kiến, chia sẻ những bài học kinh nghiệm, cũng như những thách thức để phát huy mạnh mẽ kết quả nghiên cứu đã đạt được. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tập trung thảo luận, góp ý cho báo cáo nghiên cứu giai đoạn 1 và đưa ra những hướng nghiên cứu cho giai đoạn 2 của nghiên cứu này nhằm giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh, cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, góp phần bình ổn và nâng cao chất lượng dân số Việt Nam.

Trên cơ sở đó, những kết quả nghiên cứu ở Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc sẽ góp phần tạo ra nền tảng cơ bản để phát triển về quản lý y tế trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ ở các nước đang phát triển. Nó cũng sẽ là nguồn tham khảo và là cơ sở cho các hoạt động nghiên cứu, xây dựng chính sách quản lý y tế, hỗ trợ các nhà quản lý trong việc nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe bà mẹ tại Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc.

Biên Thùy

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Đọc thêm

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công
(PLVN) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo cơ sở căn bản và quyết định cho việc đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Đặc biệt, mở ra giai đoạn cách mạng mới, đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Bộ ảnh quý giá: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân đã về thăm Mường Phăng.
(PLVN) -  Bộ bưu thiếp “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004” của Đại tá Đoàn Hoài Trung được nhà xuất bản Thanh Niên phát hành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5/1954 – 07/5/2024, thay cho lời tri ân của tác giả tới Đại tướng, người anh cả của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, tổng tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ Năm xưa.

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ: Nhiệm vụ chính trị thiêng liêng!

Ông Lã Mạnh Tùng (bìa trái) - người lính đặc công năm xưa với 50 năm đau đáu đưa bạn về đất mẹ.
(PLVN) - Giữa không gian trang nghiêm của những ngày tháng tư hào hùng, câu chuyện về việc tìm kiếm liệt sĩ cứ nối dài. Đó là câu chuyện của người lính già hơn 50 năm với lời hứa đưa người bạn trở về đất mẹ; là câu chuyện của anh sĩ quan ngày ngày đi tìm, quy tập hài cốt liệt sĩ như một cách để báo đáp cuộc đời…

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.