phụ nữ khuyết tật khó có tình yêu

 Tại Việt Nam, hiện chỉ 7% phụ nữ khuyết tật mở được “cánh cửa” tình yêu và hôn nhân. 93% còn lại họ luôn khát khao một tổ ấm bình dị nhưng dường như nỗi khát khao ấy đối với họ quá xa vời.

Tại Việt Nam, hiện chỉ 7% phụ nữ khuyết tật mở được “cánh cửa” tình yêu và hôn nhân. 93% còn lại họ luôn khát khao một tổ ấm bình dị nhưng dường như nỗi khát khao ấy đối với họ quá xa vời.

Ba lần bị phân biệt đối xử

Hoàng Thị Hồng (34 tuổi, quê Bắc Kạn) bị liệt hai chân nhưng cô đã vượt qua được bệnh tật và vừa nhận tấm bằng Đại học ngoại ngữ. Người phụ nữ giàu nghị lực này tâm sự: “Em không có mơ ước gì hơn là tìm được một người đàn ông yêu thương, thông cảm với mình và có con như những người phụ nữ bình thường khác”. Quả là một mong muốn rất con người nhưng lẽ tự nhiên ấy thật khó thực hiện ở  những phụ nữ khuyết tật như Hồng.

Ảnh chỉ mang tính minh họa
Ảnh chỉ mang tính minh họa

Ở Việt Nam hiện có hơn 5,1 triệu người khuyết tật, chiếm 6,4% tổng dân số, trong đó phụ nữ khuyết tật chiếm 36,5%. Khoảng 50% trong số họ đang ở độ tuổi kết hôn. Theo lẽ tự nhiên, họ cũng có những mong muốn về tình yêu, hạnh phúc gia đình nhưng chỉ 7% trong số họ tìm được “một nửa” của mình. Nguyên nhân được các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực bảo vệ người khuyết tật đưa ra là: Phụ nữ khuyết tật phải chịu 3 lần phân biệt đối xử: Tự ti bản thân, thờ ơ gia đình và rào cản xã hội.

Tâm sự về rào cản gia đình, em Phương Lan (16 tuổi), tham gia sinh hoạt CLB khuyết tật Hà Nội nói: “Mẹ không bao giờ chia sẻ với em về chuyện sinh lý phụ nữ, em tự mò mẫm tìm  đọc sách báo để tìm hiểu”. Theo một thống kê mới đây, chỉ dưới 10% số thanh thiếu niên khuyết tật biết hoặc biết mơ hồ về sức khỏe tình dục. Về phía cha mẹ của thanh thiếu niên khuyết tật lại lý giải: “Chúng tôi chỉ chú ý đến việc làm thế nào để phục hồi chức năng cho con mà bỏ qua những nhu cầu về cảm xúc và đời sống tình dục của chúng”.

Mặc dù trong sâu thẳm trái tim, những phụ nữ khuyết tật vẫn khao khát, mong muốn được yêu thương, được quyền hạnh phúc làm vợ, làm mẹ nhưng cũng chính họ chưa vượt qua được số phận của mình. Những người phụ nữ khuyết tật nếu có cơ hội đón nhận tình yêu thì cũng phải trải qua rất nhiều thử thách. Đó là, rào cản gia đình người con trai khi lo con họ sẽ khổ nếu phải chăm thêm người “tàn phế” và họ hoài nghi về khả năng làm mẹ của những phụ nữ này. Bên cạnh đó là rào cản từ chính gia đình phụ nữ khuyết tật, họ sợ con họ không được chăm sóc chu đáo và có thể bị bỏ rơi bất cứ lúc nào.

Chị Thanh Hương (45 tuổi) bị khuyết tật vận động do di chứng bại liệt có khuôn mặt xinh xắn và một công việc ổn định ở Hà Nội, thu nhập khá đã đúc kết lại kinh nghiệm từ bản thân mình sau hai lần trái tim rung động: “Tôi nghĩ họ yêu thì yêu vậy thôi nhưng đến khi lấy vợ họ cũng phải đắn đo, suy nghĩ và lựa chọn, họ lấy một người tàn tật như tôi để làm gì, ngay cả bạn bè cũng dị nghị khi họ chơi với tôi, có người bảo họ, sao mày lại chơi với một con què?”. Thế là chị lại thu mình trong cái “vỏ ốc tình yêu”.

Với cộng đồng, đặc biệt là những người đàn ông, cho dù là người họ có học thức cao, họ cũng chỉ nhìn thấy ở người phụ nữ khuyết tật một yếu tố là không lo toan được việc nhà, mà chỉ làm bận bịu cho chồng, làm ảnh hưởng đến sự nghiệp của chồng. Thực tế hơn, họ sợ phụ nữ khuyết tật sẽ không sinh hoạt tình dục bình thường được nên khó sinh ra được những đứa con bình thường và như thế sẽ khổ cả đời.

Cửa hạnh phúc hẹp nhưng không khép kín

Vì khuyết tật mà đa số phụ nữ khuyết tật tự cho rằng mình không có quyền mơ tưởng đến tình yêu hay những xúc cảm tình dục. Họ tự ti và khắt khe với chính bản thân nên khi tình yêu đến, không ít người trong số họ ngỡ ngàng, không dám chấp nhận để rồi tự bỏ qua rất nhiều cơ hội để có hạnh phúc thực sự.

Chị Hồng Hà, Chủ nhiệm Câu lạc bộ phụ nữ khuyết tật cho rằng: “Đa số những người phụ nữ khuyết tật đều là những người nghèo và không có đủ khả năng tài chính. Thậm chí với những người có khả năng tài chính độc lập thì lại phải trải qua những rào cản từ nhận thức không tốt  về sự hấp dẫn giới tính, nhu cầu tình dục, sự đầy đủ và khả năng làm mẹ nên họ rất khó đến với tình yêu và hôn nhân”.

Thực tế cho thấy, trong xã hội hiện đại vẫn còn có những nam giới cho rằng: “Thà lấy một phụ nữ bình thường, tính cách không ra sao còn hơn lấy một phụ nữ xinh xắn, hiền lành và đáng yêu nhưng bị khuyết tật”.

Lần đầu tiên nhóm nghiên cứu của Bác sỹ Đỗ Thanh Toàn - Khoa Y tế Công cộng, trường Đại học Y Hà Nội và các cộng sự đã đi sâu tìm hiểu đời sống riêng tư của phụ nữ khuyết tật.  Họ cho rằng, chính sự mơ hồ về tình dục và tự ti chính mình, nhiều phụ nữ khuyết tật trở thành “con mồi” của kẻ xâm hại tình dục.

Có thể thấy sự trưởng thành của một người con gái phụ thuộc rất nhiều vào các bậc cha mẹ, và đặc biệt hơn khi người con gái ấy lại mang khuyết tật. Vì vậy, cha mẹ ngoài việc quan tâm chữa bệnh cho con rất cần cung cấp cho con em mình những kiến thức về sức khỏe sinh sản và tạo điều kiện cho con tham gia bất kỳ công việc gì trong gia đình để các em có sự chuẩn bị cho cuộc sống về sau.

“Đối với phụ nữ khuyết tật, cửa hạnh phúc hẹp nhưng không khép kín. Em nghĩ rằng, phụ nữ khuyết tật phải tự tin vươn lên, biết thể hiện bản thân mình, có độc lập về kinh tế, biết thu vén tổ chức gia đình. Đấy là cái đích để làm thay đổi suy nghĩ của cộng đồng. Hạnh phúc đang ở phía trước!” - Thu Nga, một người khuyết tật chia sẻ.

Bảo Châu

Đọc thêm

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.