Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Bạc Liêu: Vững chắc ngay từ cơ sở

Bạc Liêu ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở. (Ảnh trong bài: Trọng Nghĩa)
Bạc Liêu ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở. (Ảnh trong bài: Trọng Nghĩa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Công an tỉnh Bạc Liêu đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện nhiều giải pháp để vận động, tập hợp, phát huy sức mạnh các tầng lớp Nhân dân tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ), góp phần xây dựng thế trận lòng dân, thế trận an ninh nhân dân (ANND) gắn với thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc từ cơ sở.

Xây dựng lực lượng vững mạnh

Sáu tháng đầu năm 2024, Công an tỉnh đã phối hợp tổ chức phát động phong trào TDBVANTQ 619 cuộc, với 83.424 lượt người tham dự; phát gần 68.000 tài liệu tuyên truyền; vận động cá biệt 48.327 lượt người; gọi hỏi, giáo dục cảm hóa 766 đối tượng,… Qua đó, người dân ngày càng nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, giúp đỡ, hỗ trợ lực lượng công an trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.

Đến nay, Công an tỉnh đã điều động, bố trí bảo đảm mỗi xã, thị trấn có 8 - 12 cán bộ Công an chính quy trực tiếp thực hiện công tác dân vận, xây dựng phong trào TDBVANTQ ngay từ cơ sở. Với chủ trương “gần dân, sát cơ sở”, lực lượng công an luôn đi sâu, đi sát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, dư luận của các tầng lớp Nhân dân, nắm chắc tình hình an ninh trật tự (ANTT), nhất là âm mưu, hoạt động của các loại tội phạm tại từng địa bàn, lĩnh vực. Từ đó, chủ động làm tốt công tác tham mưu, đề ra các biện pháp giải quyết các vụ việc phức tạp, không để hình thành “điểm nóng” từ cơ sở.

Từ 1/7/2024, khi Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở có hiệu lực, công an cấp huyện đã tham mưu đồng loạt tổ chức ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở. Lực lượng này gồm 512 Tổ bảo vệ ANTT, với 1.628 thành viên, trong đó có 512 Tổ trưởng, 512 Tổ phó và 604 thành viên.

Đại tá Lê Thanh Hùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết, xác định công tác xây dựng phong trào TDBVANTQ là nền tảng cơ bản bảo đảm tình hình an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội tại địa phương, Công an tỉnh đã tích cực tham mưu thực hiện nhiều giải pháp nhằm xây dựng, phát động phong trào toàn dân vững mạnh từ tỉnh đến cơ sở.

Song song đó, chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương phối hợp với ban, ngành, tổ chức đoàn thể không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng phong trào; thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo đảm ANTT. Công an tỉnh xác định phải xây dựng được lực lượng công an cơ sở vững mạnh, gần dân, hiểu dân, hết lòng hết sức phục vụ Nhân dân.

Phát huy hiệu quả những mô hình, điển hình tiên tiến

Toàn tỉnh Bạc Liêu hiện có 316 mô hình phòng, chống tội phạm, 309 đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; 49 mô hình tự phòng, tự quản về ANTT, 267 điểm nhân rộng và 4.345 tổ chức quần chúng với hàng chục ngàn thành viên tham gia hoạt động.

Trong đó, có 9 mô hình được Bộ Công an công nhận và nhân rộng toàn quốc; nhiều mô hình trong lĩnh vực dân tộc, tôn giáo cũng phát huy hiệu quả tích cực như “CLB 3 tích cực trong đồng bào dân tộc Khmer”; “Tổ tự quản dòng tộc về ANTT”; “Tổ tự quản về ANTT chùa Hưng Thiện”; “Tổ Giáo dân tự quản về ANTT”, “Tổ tự quản người Hoa”…

Thông qua các mô hình tự quản, phòng, chống tội phạm, giữ gìn ANTT ở cơ sở, Nhân dân đã tích cực tham gia báo tin, tố giác tội phạm, phát hiện, hỗ trợ lực lượng công an đấu tranh với hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng dân cư; giữ gìn trật tự công cộng, trật tự giao thông, phòng, chống cháy nổ...

Sinh hoạt mô hình “Tổ tự quản người Hoa”.

Sinh hoạt mô hình “Tổ tự quản người Hoa”.

Công tác xây dựng phong trào còn gắn với các cuộc vận động “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”…

Đến nay trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, có 56/64 xã, phường, thị trấn và 462/512 khóm, ấp đạt chuẩn “Xã an toàn về ANTT”; toàn tỉnh không còn địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT. Đây là điều kiện quan trọng để phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, đô thị văn minh.

Thông qua các hoạt động của Ngày hội TDBVANTQ đã tạo được khí thế thi đua sôi nổi trong các tầng lớp. Trong đó, khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác cùng lực lượng công an đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch và tội phạm; tham gia bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Đã có hàng trăm tập thể, cá nhân được Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tặng Bằng khen, Giấy khen và biểu dương khen thưởng về thành tích trong phong trào TDBVANTQ.

Đọc thêm

Quảng Bình cấm biển từ 18h chiều 6/9

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm (áo sọc) đi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại TX Ba Đồn sáng nay 6/9
(PLVN) - Để đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền hoạt động trên biển, chủ động các biện pháp phòng, chống bão số 3, tỉnh Quảng Bình cấm biển từ 18h chiều 6/9.

Người dân Nghệ An chủ động ứng phó bão số 3

Tàu đánh cá đã được ngư dân kéo vào bờ từ chiều 5/9 (Ảnh: Zen Linh).
(PLVN) - Nhằm tránh thiệt hại về người và tài sản, chính quyền và người dân từ miền núi đến vùng biển tại Nghệ An đã khẩn trương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với cơn bão số 3.

TP Tam Kỳ công bố biểu trưng riêng

TP Tam Kỳ công bố biểu trưng riêng
(PLVN) - Ngày 6/9, tại Quảng trường 24/3, UBND TP Tam Kỳ tổ chức lễ công bố biểu trưng (logo) của thành phố và Công bố giải chạy Tam Kỳ Marathon “Hành trình về Đất Mẹ” năm 2025.

Hà Nội: Bảo đảm tiến độ, chất lượng văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô năm 2024

Quang cảnh cuộc họp.

(PLVN) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đề nghị, đối với danh mục văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt phải ban hành để hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô năm 2024 (sau đây gọi là Luật Thủ đô) có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, các đơn vị cần tuân thủ đúng thời gian trình UBND TP và HĐND TP xem xét theo quy trình, thủ tục rút gọn đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.