Phòng ngừa tiêu cực trong bán đấu giá tài sản

 Dù Nghị định 17/2010/NĐ-CP  đã có hiệu lực hơn 1 năm nay nhưng những hành vi, biểu hiện tiêu cực, gây lũng đoạn hoạt động bán đấu giá tài sản trong thời gian dài trước đây vẫn chưa thể bị đẩy lùi. “Những sai phạm này, cả cố ý và vô ý, đã, đang và sẽ gây ra hậu quả pháp lý khó lường” - ông Hoàng Quốc Hùng – Phó Chánh Thanh tra (Bộ Tư pháp) – nhận định.

Dù Nghị định 17/2010/NĐ-CP  đã có hiệu lực hơn 1 năm nay nhưng những hành vi, biểu hiện tiêu cực,  gây lũng đoạn hoạt động bán đấu giá tài sản trong thời gian dài trước đây vẫn chưa thể bị đẩy lùi. “Những sai phạm này, cả cố ý và vô ý, đã, đang và sẽ gây ra hậu quả pháp lý khó lường” - ông Hoàng Quốc Hùng – Phó Chánh Thanh tra (Bộ Tư pháp) – nhận định.
Ảnh minh họa nguồn Internet
Ảnh minh họa nguồn Internet

“Quân xanh, quân đỏ” thông đồng "dìm giá"

Với thủ đoạn hết sức tinh vi, có sự tham gia của người bán đấu giá tài sản (BĐGTS) trong việc đặt ra các quy định, nội quy BĐGTS nên hầu hết người tham gia ĐGTS bị lừa và không mua được tài sản, thiệt hại của người có tài sản BĐG là rất lớn. Đây cũng là mặt trái của việc xã hội hóa BĐGTS.

Trong nhiều phiên BĐGTS đối với loại tài sản tịch thu để xử lý vi phạm hành chính, tài sản thi hành án, người BĐGTS cũng có thể sẽ chủ động bàn bạc với một số người thông đồng, dìm giá để “khoanh vùng”, “hạn chế”, “chọn lọc” đối tượng là “quân xanh, quân đỏ” tham gia đấu giá. Do đó, khi vào phiên đấu giá thì chỉ là sự “diễn kịch” của các “diễn viên quân xanh, quân đỏ”. Giá bán và người trúng đấu giá hoàn toàn theo kịch bản có sẵn được thống nhất giữa người BĐG và người tham gia đấu giá.

Ở nhiều trung tâm BĐGTS (đặc biệt là ở TP.HCM) còn có hiện tượng băng nhóm, “đầu gấu”, xã hội “đen” khống chế, đe dọa người tham gia ĐGTS. Thậm chí, giám đốc trung tâm BĐGTS đã phải nhờ Cơ quan Công an theo dõi, can thiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia đấu giá nhưng vẫn không thể giảm bớt được hiện tượng này. Ông Hùng cho rằng, “hậu quả của việc này làm giảm bớt người có nhu cầu tham gia đấu giá hoặc khống chế người tham gia đấu giá trả giá cao, chỉ cho phép người có nhu cầu mua tài sản đấu giá thực sự làm “quân xanh”…”

Đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Tư pháp đã phát hiện ra một hiện tưởng tưởng hãn hữu nhưng lại xảy ra tương đối nhiều và chủ yếu ở các phòng công chứng có uy tín lâu năm ở các thành phố lớn và “rơi” vào các công chứng viên dầy dạn kinh nghiệm. Đó là hiện tượng công chứng viên ký “chốt hạ” vào Hợp đồng BĐGTS trước khi phiên đấu giá kết thúc. Dù một phần do công chứng viên sơ suất thì cũng đã kịp gây ra nhiều phức tạp, rắc rối khi có người khiếu nại, yêu cầu hủy kết quả BĐG do “phiên đấu giá là giả tạo vì người trúng đấu giá đã được định sẵn trong hợp đồng đấu giá thành trước khi kết thúc phiên đấu giá”…

Trong thực tế thanh tra, có nhiều vụ việc người trúng đấu giá đã nộp đủ tiền mua tài sản, hoàn thành mọi nghĩa vụ trong hợp đồng BĐGTS nhưng lại không được nhận tài sản. Có vụ việc gây bức xúc, căng thẳng đến mức người trúng đấu giá đòi mang bộc phá, bom đến phá trụ sở tổ chức BĐGTS...

Nguyên nhân chủ yếu là tài sản thi hành án dù đã được kê biên, định giá nhưng vẫn giao cho chủ sở hữu (là người phải THA) quản lý, sử dụng nên khi đấu giá xong thì người phải THA chống đối và rất nhiều lý do chưa thể cưỡng chế được nên thiệt thòi thuộc về người trúng đấu giá.

Ngăn chặn ngay từ lúc manh nha

Bức xúc trước tình trạng “la liệt” những tiêu cực làm ảnh hưởng đến hoạt động BĐGTS và quyền lợi chính đáng của những người tham gia ĐGTS, ông Hoàng Quốc Hùng cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước cần “kiên quyết xử lý” bằng biện pháp như hủy bỏ kết quả đấu giá và buộc phải đấu giá lại, không để những kẻ lợi dụng hoạt động BĐGTS hưởng lợi bất chính... Đồng thời, có thể áp dụng những biện pháp kỹ thuật, công nghệ, như tổ chức bỏ phiếu kín nhiều vòng trong nhiều ngày, tổ chức bỏ phiếu qua bưu điện, tổ chức BĐGTS qua mạng.

Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước cần có hướng dẫn cụ thể các biểu mẫu, sổ sách, báo cáo, quy trình bán đấu giá, xây dựng quy tắc đạo đức hành nghề cho đấu giá viên, thường xuyên tổ chức tập huấn, sơ kết, rút kinh nghiệm về mặt nghiệp vụ để giảm bớt và ngăn chặn các thủ đoạn nêu trên.

Huy Anh

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Đoàn Bộ Tư pháp viếng đồng chí Khamtay Siphandone

 Đoàn Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh dẫn đầu viếng đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.
(PLVN) - Ngày 4/4, Đoàn Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh dẫn đầu đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.

Khám phá 9.468 vụ phạm tội về trật tự xã hội, triệt phá 9 băng, nhóm tội phạm

Cảnh họp báo.
(PLVN) - Chiều 4/4, Bộ Công an tổ chức họp báo, cung cấp thông tin về các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (CAND) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tình hình, kết quả các mặt công tác công an Quý I/2025. Chủ trì họp báo là Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh Văn phòng Bộ Công an.

Bộ Công an phát động đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống

Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi Lễ.
(PLVN) - Chiều 4/4, Bộ Công an tổ chức Lễ phát động đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945 – 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 – 19/8/2025). Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi Lễ.

Bộ Công an đề xuất bỏ hình phạt tử hình tại 08 tội danh

Bộ Công an đề xuất bỏ hình phạt tử hình tại 08 tội danh
(PLVN) - Tại Tờ trình Dự án sửa đổi Bộ luật hình sự, Bộ Công an đề xuất bỏ hình phạt tử hình và thay thế hình phạt tử hình bằng hình phạt tù chung thân không xét giảm án ở một số tội danh, trong đó có Tội tham ô tài sản (Điều 353) và Tội nhận hối lộ (Điều 354).

Hội Luật gia Việt Nam: 7 thập niên góp phần kiến tạo nền tư pháp hiện đại

Tập thể Ban Thường vụ Hội Luật gia khóa XIV nhiệm kỳ 2024 – 2029. (Ảnh chụp tại Đại hội Đại biểu Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV ngày 14/1/2025).
(PLVN) - Với hành trình 70 năm xây dựng và phát triển (4/4/1955 - 4/4/2025), Hội Luật gia Việt Nam (HLGVN) với vị thế là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực pháp luật; quy tụ hơn 102.000 hội viên trên cả nước, bao gồm các luật gia có chuyên môn sâu rộng, đã và đang công tác tại các cơ quan thuộc các ngành lập pháp, hành pháp, tư pháp, an ninh, quốc phòng, kinh tế - xã hội... Đây chính là nguồn lực quý giá, giúp Hội không ngừng phát triển, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào quá trình hoàn thiện thể chế pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền trong kỷ nguyên mới.

Nhiều khó khăn, thi hành án vẫn tăng gần 10.088 tỷ đồng

Nhiều khó khăn, thi hành án vẫn tăng gần 10.088 tỷ đồng
(PLVN) -Trong bối cảnh số việc, số tiền phải thi hành đều tăng so với cùng kỳ năm 2024, nhiều vụ việc giá trị phải thi hành án đặc biệt lớn, nhiều vướng mắc phát sinh.. nhưng 6 tháng đầu năm 2025 toàn Hệ thống Thi hành án dân sự đã khắc phục khó khăn, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt để duy trì ổn định kết quả thi hành án, trong đó, kết quả thi hành xong về tiền tăng cả về giá trị tuyệt đối và tỷ lệ thi hành.

Thi hành xong hơn 9.781 tỷ từ án tham nhũng, kinh tế

Thi hành xong hơn 9.781 tỷ từ án tham nhũng, kinh tế
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2025, kết quả thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, nhất là các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo đạt kết quả đáng khích lệ. Theo đó, đã thi hành xong 2.061 việc với số tiền hơn 9.781 tỷ đồng.