Phó viện trưởng VKSND tỉnh An Giang Nguyễn Văn Thạnh thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội

Ông Nguyễn Văn Thạnh khi còn làm đại biểu Quốc hội (Ảnh: Quochoi.vn)
Ông Nguyễn Văn Thạnh khi còn làm đại biểu Quốc hội (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Văn Thạnh thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, đơn vị bầu cử số 1.

Chiều 9/1, Văn phòng Quốc hội thông tin, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết số 956/NQ-UBTVQH15 về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Văn Thạnh thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, đơn vị bầu cử số 1 tỉnh An Giang. Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Ông Nguyễn Văn Thạnh sinh ngày 20/8/1972; quê quán: xã Phú Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp; trình độ lý luận: chính trị cao cấp, trình độ chuyên môn: thạc sĩ Luật.

Tháng 12.2018, ông là Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh An Giang.

Ông là Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh An Giang, trúng cử đại biểu Quốc hội khoá XV với tỷ lệ 68,82%.

Trước khi trở thành Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh An Giang, ông Thạnh từng làm Phó Viện trưởng Viện KSND huyện Tịnh Biên; kiểm sát viên trung cấp, Viện trưởng Viện KSND huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Tháng 7.2021, ông là đại biểu Quốc hội khóa XV.

Tại kỳ họp thứ 22 từ ngày 01 - 02/11/2022, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiếp tục thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại kỳ họp thứ 20 đối với một số tổ chức Đảng, đảng viên ở tỉnh An Giang.

Ông Nguyễn Văn Thạnh nằm trong số các cán bộ của tỉnh An Giang bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật với mức cảnh cáo.

Qua kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Cán sự Đảng Viện KSND tỉnh An Giang trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy tổ chức Đảng này đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc; không thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Ngoài ra, Ban Cán sự Đảng Viện KSND tỉnh An Giang cũng buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để nhiều tổ chức Đảng cấp dưới và đảng viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ được giao, nhất là các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.