Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang kiểm tra tình hình chống IUU tại Kiên Giang

(PLVN) - Ngày 26/6, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dẫn đầu làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang và kiểm tra tình hình chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Báo cáo tại buổi kiểm tra, ông Lê Quốc Anh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, trên địa bàn có tổng số 9.515 tàu cá của tỉnh đăng ký. Số tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình là 3.634 tàu, chiếm 98,26% tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên; còn lại 64 tàu cá nằm bờ chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại buổi làm việc

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại buổi làm việc

Từ đầu năm 2023 đến nay, ngành chức năng tỉnh Kiên Giang đã thực hiện 102 cuộc gọi đối với 86 tàu vượt ranh giới trên biển, hướng dẫn 72 tàu quay về vùng biển Việt Nam; phát hành 13 văn bản cảnh báo đối với 14 tàu vượt ranh giới trên biển; thực hiện 6.222 cuộc gọi đối với 1.230 tàu mất kết nối trên biển, đã có 962 tàu bật lại thiết bị VMS kết nối với hệ thống giám sát; phát hành 49 thông báo đối với 268 tàu mất kết nối trên biển.

Ông Trương Văn Ngữ - Chủ tịch Hội nghề cá thành phố Rạch Giá phát biểu tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang

Ông Trương Văn Ngữ - Chủ tịch Hội nghề cá thành phố Rạch Giá phát biểu tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang

Tính từ đầu năm, tỉnh Kiên Giang có 2 vụ/3 tàu cá/32 ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài. Lực lượng chức năng đã xử lý 85 vụ/85 tàu với tổng số tiền phạt hơn 2,6 tỷ đồng. Các huyện, thành phố đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 57/116 tàu cá với tổng số tiền 602 triệu đồng. Ngoài ra, đơn vị chức năng xử phạt 50 trường hợp sử dụng thiết bị giám sát hành trình sai quy định với tổng số tiền trên 9,5 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và đoàn công tác tại Cảng cá Tắc Cậu

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và đoàn công tác tại Cảng cá Tắc Cậu

Tại buổi làm việc, đại diện bà con ngư dân đã nêu những khó khăn của nghề đánh bắt hải sản xa bờ những năm gần đây cũng như những trăn trở khi tàu cá vi phạm IUU bị nước ngoài bắt giữ xử lý.

Sau khi nghe ngư dân phát biểu ý kiến và kiến nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho biết, Kiên Giang có đội tàu khai thác thủy sản nhiều nhất cả nước, sản lượng lớn nhất nước. Phó Thủ tướng chia sẻ với những khó khăn của tỉnh đang gặp phải khi xử lý vi phạm IUU và khó khăn của ngư dân. Đồng thời, Phó Thủ tướng động viên ngư dân và ngành chức năng thực hiện tốt trong việc chống khai thác IUU; cùng phối hợp tốt và có nhiều giải pháp không để cho tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, cố gắng gỡ thẻ vàng của châu Âu từ nay đến cuối năm 2023.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và lãnh đạo tỉnh Kiên Giang tặng quà cho các chủ tàu

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và lãnh đạo tỉnh Kiên Giang tặng quà cho các chủ tàu

“Tôi rất chia sẻ với các đồng chí ở địa phương đã nỗ lực, cố gắng rất nhiều. Tôi cũng mong muốn các đồng chí và bà con trong khoảng 3 tháng nữa và sau này cố gắng hơn, phấn đấu để gỡ được thẻ vàng. Nếu không gỡ được thẻ vàng, lên thẻ đỏ thì cá của mình không thể bán đi đâu được, ảnh hưởng đến cuộc sống của cả triệu, vài chục triệu người, rất khó khăn cho cả nước”, Phó Thủ tướng nói.

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tặng 20 suất quà cho ngư dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Trước đó, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và đoàn công tác có mặt tại Cảng cá Tắc Cậu (huyện Châu Thành) và thăm hỏi đời sống của cán bộ, nhân viên Ban quản lý Cảng cá Kiên Giang.

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.

Đọc thêm

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Hội thảo khoa học quốc gia 'Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn'

Ảnh minh họa. Nguồn: VOV
Ngày mai - 15/11, Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức.

Việt Nam - Peru hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường tại Sân bay Quốc tế Jorge Chávez ở Lima, Peru. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ là dấu mốc lịch sử, góp phần củng cố nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Từ ngày 11 đến ngày 13/11/2024,tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 50. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Giao địa phương cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu kinh nghiệm, cơ chế giải quyết những dự án trước; đồng thời mạnh dạn giao địa phương có cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng để dự án có thể bảo đảm tiến độ đề ra.

Chủ tịch nước đến Lima, bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chủ tịch nước đến Lima, bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC
Theo đặc phái viên TTXVN, vào lúc 15h45 chiều 12/11 theo giờ địa phương, chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Jorge Chavez ở thủ đô Lima, bắt đầu đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra.

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với những cam kết mạnh mẽ trong chỉ đạo, quản lý, điều hành. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) -  Chiều 12/11, phát biểu kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, đồng hành cùng với Chính phủ, cùng các cơ quan, tổ chức trong cả hệ thống chính trị, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và những năm tiếp theo...

Phải gỡ vướng về thể chế, mới đạt được mục tiêu 100 năm đã đề ra

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, nếu cứ tăng trưởng với tốc độ 6-7%/năm như hiện nay thì ta rất khó đạt được mục tiêu 100 năm đã đặt ra. Để thực hiện được ưu tiên tăng trưởng, phải tháo gỡ vướng mắc thể chế để huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, Nhân dân, xã hội, của nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.