Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh về Hiệp ước tài chính toàn cầu mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại phiên thảo luận.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại phiên thảo luận.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Ngoại giao ngày 23/6 cho biết, chiều 22/6, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh về Hiệp ước tài chính toàn cầu mới (HNTĐ), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã dự và phát biểu tại Phiên thảo luận về chủ đề “Huy động nguồn tài chính của khu vực tư nhân”.

Phiên họp có sự tham dự của Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Chủ tịch COP 28, Chủ tịch Liên minh tài chính GFANZ, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Indonesia, Hà Lan, Bộ trưởng Hợp tác quốc tế Ai Cập, nhiều lãnh đạo, giám đốc điều hành các ngân hàng và quỹ đầu tư hàng đầu thế giới như Blackrock, BNP Paribas, Prudential, Bank of America…

Là một trong những diễn giả chính của Phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nêu một số thông điệp quan trọng về huy động tài chính tư nhân.

Một là, khẳng định tiềm năng lợi nhuận, sự quan tâm của khu vực tư nhân đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo, theo đó các chính phủ cần tạo điều kiện hơn nữa cho sự tham gia của khu vực này thông qua bảo đảm sự nhất quán, đồng bộ trong các chiến lược, kế hoạch huy động nguồn lực đầu tư.

Hai là, cần xây dựng các tiêu chuẩn, hoàn thiện hành lang pháp lý ổn định, minh bạch, đổi mới mô hình hợp tác tài chính giữa Chính phủ với khu vực tư nhân.

Ba là, đổi mới phương thức huy động nguồn vốn từ khu vực tư nhân, phát triển thị trường tài chính xanh, trao đổi tín chỉ các-bon, hỗ trợ phát triển và chuyển giao công nghệ, thực hiện các dự án chiến lược như sản xuất năng lượng tái tạo, hydrogen, truyền tải điện thông minh...

Bốn là, nguồn vốn đầu tư công từ Chính phủ cần đóng vai trò dẫn dắt thúc đẩy đầu tư tư; hỗ trợ chi phí trong giai đoạn đầu tư, tiêu thụ sản phẩm, bảo lãnh vốn vay, giảm thiểu rủi ro cho khu vực tư nhân trong các dự án tăng trưởng xanh và năng lượng tái tạo.

Năm là, cần tăng cường năng lực cho khối tư nhân và các bên liên quan, nhất là các nước đang phát triển để xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển đổi xanh công bằng, đa dạng, có tính thực tiễn cao và phù hợp với quy luật thị trường.

Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh Việt Nam đang đẩy nhanh chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn, thực hiện mục tiêu phát thải bằng “0” vào năm 2050.

Trong đó, trọng tâm là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho tăng trưởng xanh, chuyển đổi số; đẩy nhanh chuyển đổi năng lượng theo Quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt.

Phó Thủ tướng cảm ơn sự giúp đỡ của các đối tác và mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác hiệu quả trong các dự án hạ tầng, dự án xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng bền vững nguồn nước; tin tưởng sâu sắc thế giới sẽ vượt qua được khủng hoảng khí hậu và môi trường nếu chúng ta đoàn kết, thống nhất và huy động được sự tham gia đầy đủ của các bên, đặc biệt là khối tư nhân, qua đó dựng xây tương lai bền vững, ấm no cho người dân.

Các ý kiến, đề xuất của Phó Thủ tướng Chính phủ được các lãnh đạo tham dự chia sẻ và đánh giá cao.

Các đại biểu cho rằng việc Việt Nam tham gia Thỏa thuận Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) và những nỗ lực của Việt Nam trong việc huy động nguồn tài chính từ cả khu vực công và tư nhân nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi năng lượng có ý nghĩa quan trọng, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ nêu bật tiềm năng trong triển khai các dự án hợp đang triển khai với Việt Nam và Indonesia trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng.

Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh phát huy nguồn tài chính của khu vực tư nhân là yếu tố then chốt để chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. Nhiều ý kiến nhấn mạnh cần có cách tiếp cận tổng thể, toàn diện, đặc biệt là sự phối hợp chính sách của Chính phủ các nước, các ngân hàng phát triển đa phương, các tổ chức tài chính và tín dụng quốc tế để huy động hiệu quả nguồn vốn tư nhân cho quá trình chuyển đổi năng lượng, phát triển xanh, giảm phát thải ở các nước đang phát triển.

Trong khuôn khổ Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã có cuộc làm việc với bà Agnes Pannier Runacher, Bộ trưởng chuyển đổi năng lượng Pháp. Bộ trưởng Pháp đánh giá cao các phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ, góp phần mang lại thành công cho Hội nghị; khẳng định Pháp mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam, đặc biệt trong việc lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị Pháp tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quá trình triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập JETP cũng như chuyển giao công nghệ xanh, kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng xanh… Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp nhằm đóng góp vào thành công chung của Hội nghị COP28 sắp tới (11/2023 tại Dubai)./.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.