Phó Thủ tướng Lê Thành Long và những dấu ấn cùng ngành Tư pháp

(PLVN) - Chiều 6/6, Quốc hội thống nhất phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm ông Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Đại biểu Quốc hội khóa XV giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.

Hơn 30 năm gắn bó cùng ngành Tư pháp

Tân Phó Thủ tướng Lê Thành Long sinh năm 1963 tại Thanh Hóa, tính đến thời điểm được bổ nhiệm Phó Thủ tướng, có thể nói ông đã gắn bó gần như trọn vẹn thời gian với Bộ, ngành Tư pháp với hơn 30 năm công tác và 02 năm luân chuyển làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

Gần 2 nhiệm kỳ trên cương vị Bộ trưởng, Phó Thủ tướng Lê Thành Long để lại nhiều dấu ấn trên tất cả các lĩnh vực của Bộ, ngành Tư pháp.

Trong đó trước tiên phải kể đến là công tác xây dựng pháp luật – một trong ba đột phá chiến lược theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội XIII của Đảng. Giai đoạn phát triển mới, yêu cầu tạo chuyển biến, động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước, do đó, hàng loạt vấn đề đặt ra cho công tác xây dựng hoàn thiện thể chế đã được người đứng đầu ngành Tư pháp chỉ đạo quyết liệt.

Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định bổ nhiệm cho Phó Thủ tướng Lê Thành Long. Chủ tịch nước đánh giá đồng chí Lê Thành Long là cán bộ ưu tú của Đảng, Nhà nước và ngành Tư pháp, được đào tạo cơ bản, trải qua nhiều cương vị lãnh đạo trong ngành Tư pháp, đã qua rèn luyện, thử thách ở địa phương.

Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định bổ nhiệm cho Phó Thủ tướng Lê Thành Long. Chủ tịch nước đánh giá đồng chí Lê Thành Long là cán bộ ưu tú của Đảng, Nhà nước và ngành Tư pháp, được đào tạo cơ bản, trải qua nhiều cương vị lãnh đạo trong ngành Tư pháp, đã qua rèn luyện, thử thách ở địa phương.

Xác định rõ thứ tự ưu tiên, những khâu đột phá để tập trung nguồn lực thực hiện hiệu quả, Bộ trưởng Lê Thành Long luôn nhất quán với phương châm hành động thực chất, luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, sự điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ để ưu tiên nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng thể chế. Đến nay, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật đạt được nhiều kết quả tích cực.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long bày tỏ sự cảm ơn Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đã tin tưởng, tín nhiệm giới thiệu, phê chuẩn, bổ nhiệm cá nhân đồng chí giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long bày tỏ sự cảm ơn Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đã tin tưởng, tín nhiệm giới thiệu, phê chuẩn, bổ nhiệm cá nhân đồng chí giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.

Hệ thống pháp luật của nước ta tiếp tục được hoàn thiện; kịp thời thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng; chất lượng hệ thống pháp luật có nhiều chuyển biến tích cực, cơ bản đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ; tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật được nâng cao; quy trình xây dựng VBQPPL tiếp tục được đổi mới;

Công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật đạt được nhiều kết quả ấn tượng, đặc biệt là theo yêu cầu của Đảng đoàn Quốc hội về rà soát hệ thống VBQPPL theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội khóa XV, được Quốc hội và cử tri cả nước ghi nhận, đánh giá cao.

Ban Cán sự đảng, Đảng ủy, lãnh đạo Bộ Tư pháp chúc mừng tân Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long

Ban Cán sự đảng, Đảng ủy, lãnh đạo Bộ Tư pháp chúc mừng tân Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long

Kết quả trong công tác xây dựng thể chế đã góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kìm hãm sự phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng – an ninh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp. Công tác xây dựng thể chế nói chung của Bộ, ngành Tư pháp được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ ghi nhận và đánh giá cao.

Gỡ khó, khơi thông nhiều "điểm nghẽn"

Một lĩnh vực khác của ngành Tư pháp rất khó khăn, phức tạp cũng được Bộ trưởng Lê Thành Long ưu tiên nguồn lực thực hiện nhằm “góp phần khơi thông nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”, đó là công tác Thi hành án dân sự. Nhiều năm qua công tác này luôn được quan tâm từ xây dựng thể chế, chính sách, kiện toàn bộ máy đến chú trọng cơ chế phối hợp liên ngành...

Đặc biệt thời gian gần đây, có rất nhiều các vụ án lớn được đưa ra xét xử đã làm gia tăng khối lượng lớn công việc cho công tác THADS. Chú trọng các giải pháp chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, với sự quyết tâm cao của lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Tổng cục và toàn hệ thống cơ quan THADS, sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, cơ quan liên quan từ đầu nhiệm kỳ, thi hành án đã thi hành 1.609.462 việc, với trên 211.073 tỷ đồng; tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng kinh tế, phần việc được coi là khó khăn nhất cũng đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay.

Đồng chí Lê Thành Long trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trong một chuyến đi tiếp xúc cử tri tại Kiên Giang

Đồng chí Lê Thành Long trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trong một chuyến đi tiếp xúc cử tri tại Kiên Giang

Nhiều lĩnh vực khác của Bộ, ngành có nhiều chuyển biến tích cực. Đó là công tác thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật và xử lý vi phạm hành chính tiếp tục đạt được nhiều kết quả; công tác PBGDPL tiếp tục được đổi mới, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tuyên truyền, phổ biến, nhất là phát huy vai trò của các Cổng/Trang thông tin điện tử PBGDPL, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến, PBGDPL thông qua các nền tảng mạng xã hội góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống nhanh, hiệu quả, tiết kiệm....

Việc triển khai các nhiệm vụ và cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong các lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành Tư pháp đạt được nhiều kết quả ấn tượng, nhất là việc xây dựng, triển khai Dự án đầu tư công về xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

Công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực luật sư, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, thừa phát lại, quản lý thanh lý tài sản tiếp tục được đổi mới, đạt được nhiều kết quả tích cực.

Công tác phối hợp TGPL đạt được nhiều kết quả nổi bật, lần đầu tiên thiết lập cơ chế trực TGPL trong điều tra hình sự và tại Toà án trên toàn quốc, TGPL thực hiện trong cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, có trợ giúp viên pháp lý hạng 1;

Tổ chức bộ máy, biên chế được sắp xếp, kiện toàn theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp trong giai đoạn mới; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho hệ thống tư pháp đạt được nhiều kết quả nổi bật, góp phần đào tạo các chức danh tư pháp và nguồn nhân lực có kiến thức pháp luật cho xã hội; đồng thời, cung cấp nguồn lực đảm bảo chất lượng cho công tác cải cách tư pháp, pháp luật theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.

Công tác nghiên cứu khoa học pháp lý đạt được nhiều kết quả ấn tượng, góp phần quan trọng vào việc cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho thực hiện nhiệm vụ công tác của Bộ, ngành Tư pháp;

Công tác pháp luật quốc tế ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò quan trọng đảm bảo yêu cầu pháp lý trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Công tác hợp tác quốc tế về pháp luật ngày càng được mở rộng với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thi hành pháp luật và cải cách tư pháp và từng bước khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Người "thuyền trưởng" với nhiều năng lượng tích cực

Gần hai nhiệm kỳ, nhìn vào vị thế, vai trò và uy tín của Bộ, ngành Tư pháp hôm nay, khó có thể kể hết những dấu ấn, sự định hướng, chỉ đạo và cả truyền năng lượng tích cực của người “thuyền trưởng” ngành Tư pháp.

Các cán bộ, công chức viên chức, người lao động ngành Tư pháp ghi nhận, vinh dự và tự hào về người Bộ trưởng của mình khi ông vừa được bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ, để qua đó làm động lực tiếp tục cống hiến, xây dựng ngành Tư pháp ngày càng phát triển.

Tin cùng chuyên mục

Góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật thương mại: Nhiều vấn đề cần xem xét trong quy định về cạnh tranh

Góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật thương mại: Nhiều vấn đề cần xem xét trong quy định về cạnh tranh

(PLVN) -Dự thảo Nghị định 51 về giao dịch hàng hoá qua Sở Giao dịch Hàng hoá đang được Bộ Công thương lấy ý kiến góp ý có những nội dung quy định ngoài phạm vi thẩm quyền được giao. Dự thảo Nghị định đặt ra nhiều Điều, khoản điều chỉnh khía cạnh tranh, chống độc quyền; sử dụng những từ ngữ, khái niệm phổ biến của Luật Cạnh tranh năm 2018, tạo cảm giác đây là dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Cạnh tranh, không phải là Nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại.

Đọc thêm

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: “Tây Ninh cần gắn quy hoạch tỉnh với quy hoạch vùng, đẩy mạnh kinh tế biên mậu”

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 27/9, Đoàn công tác của Chính phủ do ông Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Tây Ninh kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, xuất nhập khẩu 9 tháng đầu năm và kế hoạch công tác 3 tháng cuối năm 2024.

Sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị số 23: Hướng tới mục tiêu xây dựng Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp “đúng, đủ, sạch, sống”

Quang cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Sáng 27/9, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 09/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc, Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia Nguyễn Văn Bốn đồng chủ trì Hội nghị.

Trung tướng Nguyễn Văn Viện:“Khắc tinh” của tội phạm và nỗ lực chặn đứng “cái chết trắng”

Trung tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về ma túy (Bộ Công an):
(PLVN) 35 năm lăn lộn trong lĩnh vực điều tra tội phạm, trong đó có tội phạm ma túy, với Trung tướng Nguyễn Văn Viện, đó cũng là mối duyên...Như cánh chim không mỏi, anh vẫn ngày đêm bám trụ “mặt trận” đầy nóng bỏng, với ước mong đất nước sẽ không còn bị kiềm tỏa bởi những chiếc “vòi bạch tuộc” chết người.

Bộ Tư pháp sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Bộ Tư pháp sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp
(PLVN) -Hôm nay 27/9, Bộ Tư pháp tổ chức sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 09/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp của ngành Tư pháp.

Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội hợp tác với Đoàn luật sư Hà Nội tăng cường truyền thông pháp luật

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Đài PTTH Hà Nội và Đoàn Luật sư Hà Nội nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố diễn ra thành công tốt đẹp.
(PLVN) - Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Đài Phát thanh - Truyền hình (PTTH) Hà Nội và Đoàn Luật sư Hà Nội diễn ra chiều 26/9, tại trụ sở Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố. Ông Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội tham dự và chỉ đạo buổi lễ.

Talkshow: Kinh doanh có trách nhiệm góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN

Talkshow: Kinh doanh có trách nhiệm góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
(PLVN) - Theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Giảng viên cao cấp - Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân và TS. Trần Minh Sơn (Bộ Tư pháp), Chủ tịch Hội đồng cố vấn Trung tâm Trọng tài quốc tế PACC, mặc dù chưa có một văn bản chính thức nhưng Việt Nam đã có những quan tâm và những bước đi xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật trong việc hoàn thiện chính sách và pháp luật, thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm vào cuộc sống. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc Tọa đàm với các chuyên gia về vấn đề này.

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ: “Người mẹ pháp luật” của những trẻ em bị xâm hại

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ
(PLVN) -“Tôi và con gái nợ luật sư Trần Thị Ngọc Nữ cả cuộc đời” - dòng tâm sự của một bà mẹ có con bị xâm hại gói trọn sự biết ơn, kính trọng đối với người nữ luật sư đã và đang dành rất nhiều thời gian, công sức theo đuổi pháp lý miễn phí cho những số phận trẻ em bị xâm hại, bạo hành.

Dự kiến, tổ chức sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg vào ngày 27/9

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) -Ngày 24/9, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc làm việc với Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia về chuẩn bị Hội nghị sơ kết thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 09/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu LLTP tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp (Chỉ thị 23).