Phó giám đốc nhà tù bị điều tra tội hành hạ tù nhân

Mark Allen – Phó giám đốc nhà tù Brixton (nam London – Anh) – vừa bị đình chỉ công tác để phục vụ công tác điều tra vì những cáo buộc liên quan tới đánh đập tù nhân, giam cầm quá mức cho phép và âm mưu gây ảnh hưởng tới các nhân chứng...

Mark Allen – Phó giám đốc nhà tù Brixton (nam London – Anh) – vừa bị đình chỉ công tác để phục vụ công tác điều tra vì những cáo buộc liên quan tới đánh đập tù nhân, giam cầm quá mức cho phép và âm mưu gây ảnh hưởng tới các nhân chứng.

Bộ Tư pháp Anh đã chỉ định người chỉ đạo cuộc điều tra là bà Carol Draper – người từng phanh phui những mặt tối của nhà tù Parkhurst và từng là giám đốc nhà tù này.

 Phía trong nhà tù Brixton.
Phía trong nhà tù Brixton.

Theo báo cáo của Nick Hardwick – chánh thanh tra nhà tù, đầu năm nay nhà tù Brixton có khả năng giam giữ 500 phạm nhân song hiện nay đã phải chứa tới 750 người.

Nhiều tù nhân phải ở chung một buồng trong tình trạng bẩn thỉu, sàn trải vải sơn rách nát không được sửa chữa, thậm chí một số nhà vệ sinh còn không có bệ xí.

Đặc biệt, nhiều người bị nhốt trong buồng giam tới 21 giờ/ngày.

Báo cáo của Hardwick cho biết, bộ phận chăm sóc sức khỏe tinh thần của nhà tù hết sức tệ hại.

Một số thanh niên trẻ có vấn đề về tâm thần dù đã được cách ly vẫn phải chờ tới 6 tháng mới được bố trí chỗ điều trị ở một bệnh viện tâm thần tử tế.

Hiện Mark Allen không chỉ đối mặt với cáo buộc giam giữ tù nhân quá mức mà còn bị tố cáo gây thương tích đối với phạm nhân, sau đó dọa dẫm và tìm cách thuyết phục những người dưới quyền mình làm ngơ trước những việc ông ta đã gây ra.

Tiến Đạt (theo Guardian)

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.